Phủ Thái Phó, hôm nay cũng như mọi khi Tô Hiến Thành vẫn đang xem công văn báo cáo về sự việc các nơi gửi tới, từ khi nhà vua quyết định giao toàn bộ việc triều chính cho ông công việc mỗi ngày cần xử lý ngày càng nhiều một gánh nặng vô hình bỗng đè lên vị cựu thần lớn tuổi này.Nói tới công lao thì vị lão thần này chính là trụ cột của nhà Lý, từ thời vua Lý Anh Tông ông đã có đóng góp to lớn trong việc giữ gìn bình yên cho quốc gia đánh dẹp các cuộc nổi loạn, Tô Hiến Thành được đề cập lần đầu trong sử sách do vai trò của ông trong việc bình định nổi loạn Thân Lợi. Năm 1140, Thân Lợi tự xưng là con trai Lý Nhân Tông và nổi loạn chống vua Lý Anh Tông ở khu vực phía bắc (nay là Thái Nguyên). Quân của Thân Lợi cuối cùng đã bị quân nhà Lý do Đỗ Anh Vũ chỉ huy đánh tan, Thân Lợi bị Tô Hiến Thành bắt và bị chém đầu theo lệnh của Lý Anh Tông tháng 10 năm 1141.
Không chỉ giỏi cầm binh trong việc đối nội ông cũng rất khôn khéo nhất là việc Tô Hiến Thành đã khuyên nhà vua tha cho các thành viên tham gia nổi loạn để tỏ lòng nhân ái đối với dân chúng, việc này làm uy thế nhà vua không những giảm mà còn lên cao nhân dân ca ngợi nhà vua nhân từ có đức hiếu sinh từ đó lòng dân quy thuận.
Sự nghiệp làm tướng võ của Tô Hiến Thành chủ yếu là dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Tiếp nối gương của Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái úy Tô Hiến Thành đã cùng vua Lý Anh Tông đi dẹp loạn các nơi, mở mang bờ cõi thêm về phía Tây bắc. Chống Chân Lạp xâm lược, chinh phạt Chiêm Thành. Làm cho vị thế của quốc gia Đại Việt dưới thời Lý Anh Tông trở nên lớn mạnh với các nước lân bang và với nhà Tống. Buộc nhà Tống phải công nhận Đại Việt vào năm 1164.
Khi đã cao tuổi cảm thấy mình không còn hợp với việc hành quân dong duổi đánh trận ông sang làm quan văn, sự nghiệp làm quan văn của ông cũng hiển hách không kém, nhưng phần lớn công lao lại tập trung ở giai đoạn cuối đời, khi ông trở thành đại thần phụ chính tài năng và đức độ cuối cùng của nhà Lý. Ở giai đoạn trước đó, công lao lớn nhất của ông là việc ông tổ chức khai hoang lấn biển các vùng ven biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa và Hà Tĩnh ngày nay. Cuối đời ông làm đến chức Nhập nội kiểm hiệu Thái phó bình chương quân quốc trọng sự (tể tướng). Khi vua Lý Anh Tông băng hà năm 1175, hoàng tử trưởng là Lý Long Xưởng hư hỏng, vua có di chiếu lập hoàng tử Lý Long Cán mới có 1 tuổi lên ngôi (tức vua Lý Cao Tông), đã giao cho ông phụ chính.
Day day huyệt thái dương mệt mỏi cầm chén trà lên hớp một ngụm thở dài Tô Hiến Thành nhìn Vũ Tán Đường người vẫn luôn bên cạnh mình hầu hạ nói "người hãy đi gọi Trần Trung Tá và Đỗ Kính Tu đến phủ gặp ta ngay ta có chuyện muốn bàn với bọn họ"
Vũ Tán Đường đang đứng bên cạnh sắp xếp Đống tấu chương thấy Tô Hiến Thành nói thế cũng không lấy làm lạ, từ khi nhà vua giao chính sự cho Tô Hiến Thành và các đại thần giải quyết mỗi lần có việc gì quan trọng mà cần phải bàn bạc Thái Phó thường hay gọi bọn Đỗ Kính Tu và Trần Trung Tá đến để cùng quyết định việc này cũng đã quen thuộc với hắn.
Nhìn Vũ Tán Đường dời đi Tô Hiến Thành chỉ đành biết thở dài thầm nghĩ "Người này tài năng có hạn nhưng lại biết cách lấy lòng người làm việc nhỏ còn được nhưng nếu là việc lớn thì không thích hợp, người suốt ngày chỉ lo lấy lòng bề trên thì sau này khi nắm đại quyền cũng sẽ ưa nịnh nọt không dùng nhân tài mà dùng nịnh thần, suốt ngày chỉ lo tâm kế mà chính sự quốc gia không dành tất dẫn đến họa chia bè kéo phái chia rẽ triều chính"
BẠN ĐANG ĐỌC
Xuyên việt về thời nhà Lý
FantasyLý Văn Võ sinh viên năm thứ 3 của học viện cảnh sát nhân dân, một lần ngủ gật trong lớp lúc tỉnh dậy thấy mình biến thành Lý Cao Tông một vị vua triều Lý lên ngôi lúc chưa đầy 3 tuổi, liệu vị vua tý hon với linh hồn của kẻ xuyên việt có thể đưa nhà...