Chương 19 : cải cách (1)

92 10 1
                                    

Long Cán tiếp tục giải thích về chức năng nhiệm vụ của sáu bộ "Bộ Lễ chuyên trách việc lễ nghi, tế tự, khánh tiết, yến tiệc, trường học, thi cử, áo mũ, ấn tín, phù hiệu, chương tấu, biểu văn, sứ thần cống nạp, các quan chầu mừng, tư thiên giám, thuốc thang, bói toán, tăng lục, đạo lục, giáo phường, đồng văn nhã nhạc
Bộ Lại chuyên trách việc quan tước, thăng giáng, thuyên chuyển, lựa chọn, xét công, bãi truất và thăng thưởng, bổ sung quan lại, cung cấp người cho các nha môn, chỉnh đốn phép làm quan để giúp việc chính sự trong nước
Bộ Công chuyên trách việc xây dựng, tu sửa cung điện, lăng tẩm, thành hào, đồn luỹ, đê điều, cầu cống, đường sá, lo việc thợ thuyền, sản xuất vật dụng phục vụ trong hoàng cung và quản lý việc sản xuất hàng hoá ngoài xã hội
Bộ Hộ chuyên trách việc ruộng đất, nhân khẩu, kho tàng, thuế khoá, định giá lương thực trong nước, bình chuẩn việc phát ra thu vào để điều hoà nguồn của cải nhà nước
Bộ Hình chuyên trách việc luật lệnh, xét xử, hình phạt, án tù, ngục tụng, giúp nhà vua chế định, chấn chỉnh các vấn đề về hình luật
Bộ Binh chuyên trách việc binh nhung, khí giới, bảo vệ kinh thành, biên giới, các nơi hiểm yếu, chăm lo việc bổ nhiệm, tuyển dụng các chức võ quan trong ngạch, khảo duyệt vũ khí, quân lương
Này lục bộ chức quan tên là Thượng Thư, các bộ có Thị Lang ba người, lang trung sáu người, phụ trợ các bộ Thượng Thư hoàn thành công tác"

Nghe Long Cán giải thích mọi người châu đầu ghé tai thảo luận lên. Cái này không chỉ đổi tên gọi mà còn đem mỗi người phụ trách địa phương phân chia tỉ mỉ một hồi.

"Mọi người im lặng, sau đây ta sẽ phát mỗi người một bản ghi chép lại tỉ mỉ tân chế độ tân cơ cấu hành chính, mọi người hãy đọc kĩ có gì ý kiến thì bước ra"

Sau đó một vài tên thái giám cầm một xấp giấy theo lệnh của Long Cán đi phát cho tất cả các quan viên mỗi người một bản, chữ đầu tiên trên tờ giấy có ghi "Tân hành chính Đại Việt".( tất nhiên tất cả bằng chữ Nôm nhé)

Mỗi vị quan đều được phát một bản, tất cả đều tò mò mở ra xem trong đó ghi những gì.

Cả đại điện lại một lần nữa rơi vào hỗn loạn, các đại thần bàn luận với nhau rôm rả tất cả đều xoay quanh chuyện cải cách mà hoàng đế mới đưa ra, cái gì mà đổi các lộ thành các tỉnh, tỉnh là gì, có thể hiểu là một cấp hành chính địa tương đương với lộ, nếu chỉ như thế thì cũng không có gì đặc biệt, theo trong bản "tân hành chính Đại Việt" ghi lại không chỉ đổi tên mà còn  quy hoạch lại tất cả cơ cấu theo đó từ triều đình tới địa phương từ 5 cấp hành chính bây giờ sẽ chỉ còn 4 cấp hành chính theo đó là triều đình - tỉnh - huyện - xã bỏ một cấp trung gian.

Việc thay đổi này rất quan trọng nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của một bộ phận quan lại cấp thấp nếu làm không khéo có thể dẫn tới bạo loạn toàn lãnh thổ, Long Cán lúc đầu cũng nghĩ tới việc này nhưng hắn muốn phá vỡ tình trạng "phép vua thua lệ làng" đưa sức mạnh hoàng quyền về tận các cấp hành chính thấp nhất Đại Việt.

Sau một thời gian dài tồn tại các làng Việt đã hình thành một cơ cấu khép kín giống kiểu một tiểu quốc nhỏ, điều này trong thời kỳ bị Bắc thuộc thì rất tốt nó tránh cho dân Việt ta bị Hán hoá hoàn toàn, bọn quan lại phương Bắc tuy chiếm được nước ta nhưng không thể nào vươn tay tới tận các làng, luật pháp mà bọn xâm lược áp đạt lên dân ta thì dân trong làng không thèm tuân theo chính vì thế mà dân ta bao đời nấp sau lũy tre làng không bị đồng hoá đã giành lại được độc lập, nhưng khi giành được độc lập cái kiểu co mình thành tiểu quốc với quy định và luật lệ riêng của từng làng lại là hòn đá cản chân cho sự phát triển cả nước, Long Cán không muốn cái kiểu "phép vua cũng thua lệ làng" muốn tất cả dân Đại Việt phải sống trong cùng một khuôn phép một luật lệ chỉ do triều đình đặt ra, như thế các ý tưởng cải cách của hắn mới có thể len lỏi tới mọi người dân mọi góc trong các làng Đại Việt.

Xuyên việt về thời nhà LýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ