Chương 12 : thế cục (2)

108 8 0
                                    


Xem tới đoạn này thì Long Cán không khỏi cảm thấy chua sót đây chính là số phận của một nước nhỏ yếu phải cống nạp cho nước mạnh hơn để đổi lấy tự do yên ổn. Không biết trong bao nhiêu năm qua Đại Việt đã phải mất bao nhiêu của cải lễ vật quý giá dâng cho các triều đại phương Bắc tham lam độc ác.

Việc triều cống nhà Tống chỉ nhằm đạt được sự công nhận bên ngoài của triều đình phương Bắc, giảm bớt xung đột biên giới, tạo ra môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội trong nước. Bên trong, các vua Lý vẫn thể hiện sự tự tôn, độc lập tự chủ. Các vua Lý tuy nhận tước phong của nhà Tống nhưng vẫn có niên hiệu riêng, ấn tín riêng trong quá trình cai trị đất nước, không bao giờ dùng các chức vụ do nhà Tống phong (Giao Chỉ quận vương, Tĩnh Hải tiết độ sứ, Nam Bình vương...)

Ngay cả khi nhà Tống bị mất phương bắc về tay người Kim, phải chạy xuống Lâm An (Hàng Châu) đóng đô. Quan hệ ngoại giao giữa nhà Lý với Nam Tống vẫn được duy trì, thậm chí có lần thời Lý Anh Tông, cống phẩm cho nhà Tống có giá trị khá lớn. Long Cán tiếc nuối cho rằng đáng ra lúc đó nước ta nên nhân thời cơ suy yếu của Nam Tống để thực hiện những cuộc bắc phạt như Lý Thường Kiệt từng làm thì có thể mở mang cương thổ phía bắc.

Nói tới nước Kim hắn liền lật tấm bản đồ lớn có vẽ cương vực lãnh thổ các nước trong khu vực mà lúc nãy vừa nhận được từ lão Cường.

Nước Kim là một triều đại do người Nữ Chân gây dựng trong lịch sử Trung Quốc. Người Nữ Chân nguyên là phiên thuộc của triều Liêu, thủ lĩnh Hoàn Nhan A Cốt Đả sau khi thống nhất các bộ lạc Nữ Chân, vào năm 1115 dựng nước đặt đô tại Hội Ninh phủ (nay thuộc A Thành, Hắc Long Giang), quốc hiệu là Đại Kim. Sau khi triều Kim lập quốc, cùng Bắc Tống định "Liên minh trên biển" nhằm giáp công Liêu, đến năm 1125 thì Kim diệt Liêu. Bắc Tống tiến đánh Liêu hai lần song đều thua, Kim thấy vậy liền xé bỏ hẹn ước với Bắc Tống, hai lần nam hạ Trung Nguyên, đến năm 1127 thì tiêu diệt Bắc Tống. Khi dời đô đến Trung Đô (nay thuộc Bắc Kinh), lãnh thổ Kim bao trùm Hoa Bắc, cùng khu vực Hoa Trung ở phía bắc Tần Lĩnh-Hoài Hà, khiến cho Tây Hạ cùng các bộ lạc Mạc Bắc như Tháp Tháp Nhi, Khắc Liệt phải thần phục, Nam Tống phải nhận là nước cháu (Tống gọi Kim là nước chú), xưng bá tại Đông Á.

Xem tới đây Long Cán rất ngạc nhiên nước Kim (nhà Kim) khi đó đang rất hùng mạnh ở miền bắc Trung Hoa, uy hiếp nước Nam Tống thường xuyên nhưng cũng rất tôn trọng Đại Việt. Sau khi đã có hòa bình với Nam Tống, năm 1168, Kim Thế Tông sai sứ giả vượt qua lãnh thổ Nam Tống đến nước Đại Việt và đó cũng là lần duy nhất nhà Kim có quan hệ ngoại giao với Đại Việt.

Cùng với sứ nhà Kim, sứ Nam Tống cũng đến Đại Việt lúc đó. Vua Lý Anh Tông sai các quan đón tiếp sứ giả cả hai nước chu đáo nhưng không cho đoàn sứ giả hai nước gặp nhau.

Tống và Kim là hai quốc gia lớn và mạnh nhất khu vực thời hiện tại, Đại Việt bây giờ không thể là đối thủ của họ, tuy nhiên trong mối quan hệ ngoại giao với các nước khác Đại Việt ta lại mang vai trò là nước lớn ví dụ như Chiêm Thành.

Xuyên việt về thời nhà LýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ