Chương 21 : Trần Trung Tá hiến mưu

89 7 0
                                    

Biết đã đến lúc không thể cứ im lặng mãi Trần Trung Tá chắp tay cung kính nói "chuyện Chiêu Linh thái hậu tất không thể làm bừa được, nếu bệ hạ ngay lập tức hạ lệnh bắt giết đám người đó mà chưa có chứng cứ cụ thể thì thiên hạ sẽ nghĩ là bệ hạ là hôn quân bạo ngược vô cớ giết hại thân huynh đệ chỉ vì lo lắng sợ bị cướp mất vương vị, các nhân sĩ thiên hạ sẽ nghĩ ngài là kẻ đa nghi, cuồng sát đến anh em ruột thịt cũng lấy cớ giết hại, chuyện đánh mất lòng tin với nhân sĩ thiên hạ là tối kị với bậc đế vương"

Long Cán nghĩ thấy lời Trần Trung Tá nói cũng đúng, có câu nói gần vua như chơi với hổ, bất cứ lúc nào cũng có thể mất mạng, tất cả những mưu thần đều sẽ chọn cho mình một minh quân có tấm lòng bao dung không ai muốn phò tá một vị bạo chúa đa nghi bất cứ khi nào cũng có thể lấy đầu bọn họ.

Gật đầu tỏ ý tán thành, Long Cán nói tiếp "khanh nói có lý, chuyện này không thể làm ẩu được, không thể để nhân sĩ thiên hạ có cái nhìn thiếu thiện cảm về trẫm, nhưng nếu không thể ngay lập tức bắt bọn chúng thì ta phải làm thế nào? Ái khanh cứ nói tiếp"

Biểu hiện này của Long Cán lọt vào mắt của bốn vị đại thần ngay lập tức làm cả đám gật đầu tán thưởng, điều này khiến đánh giá của các đại thần về hắn tăng lên một tầng cao mới, một vị vua biết tiếp thu ý kiến của thần tử, biết nghe lời can gián đúng chính là một vị minh quân đáng để phò tá.

Nếu hỏi các mưu sĩ trong thiên hạ sợ nhất là cái gì có lẽ sẽ người đáp ngay mà không cần tốn một giây suy nghĩ "làm mưu thần sợ nhất chính là chủ tử không biết nghe lời can gián phải trái mà độc đoán làm theo ý mình"

Thử hỏi trong lịch sử có vị đế vương vĩ đại nào lập nên nghiệp lớn mà sau lưng không có bóng dáng của những mưu thần giúp sức. Quang Trung đánh thắng quân Thanh tạo nên nhà Tây Sơn không thể bỏ qua những đóng góp to lớn của Ngô Thì Nhậm, Lê Lợi đuổi quân Minh gây dựng nên nhà Lê trăm năm thịnh trị không thể thiếu bóng dáng của Nguyễn Trãi .... nói cho cùng tất cả những hoàng đế vĩ đại đều rất biết dùng người, biết tiếp thu ý kiến đúng đắn của thần tử mới làm được sự nghiệp như thế, dù sao sức một người cũng có hạn.

Trần Trung Tá nghĩ ngợi một lúc liền thưa "chỉ bằng ta dùng tương kế tự kế"

Long Cán hỏi "thế nào là tương kế tựu kế?"

Những người khác cũng tò mò im lặng lắng nghe kế sách của Trần Trung Tá.

Trần Trung Tá nói tiếp "nếu chúng đã có dự định phản nghịch tấn công hoàng cung vào dịp tết ta sẽ tạo cơ hội cho chúng bộc lộ dã tâm của mình rồi một mẻ bắt hết cả bọn. Thần có kế sách có thể tóm gọn cả bọn mà lại hạn chế tối đa mức thương vong của hai bên."

Long Cán nghe vậy vui mừng giục "kế sách thế nào ái khánh cứ nói tiếp"

Trịnh Siêu thấy bảo là có kế sách vẹn toàn vừa bắt hết bọn phản nghịch vừa hạn chế tối đa thương vong của binh sĩ hai bên cũng hưng phấn hối thúc, dù sao cả hai đều là binh lính Đại Việt vì mệnh lệnh của cấp trên mà phải giết hại lẫn nhau, hắn nếu không phải tình thế ép buộc cũng không muốn giết hại bọn họ, dù ghì trước đây cũng là anh em đồng đội nhiều lần sát cánh chiến đấu bên nhau "Trần đại nhân mau nói diệu kế đó đi, nếu có thể hạ thấp tối đa quân lính thương vong coi như Trịnh Siêu ta nợ ngài một ân tình"

Xuyên việt về thời nhà LýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ