Chương 24 : sửa chữa pháp luật

84 6 0
                                    

Nhìn Lý An đang đứng trước mặt, Long Cán nói "trẫm thấy luật pháp hiện tại của Đại Việt ta quá nhiều thiếu sót, các hình phạt lại quá hà khắc có lẽ cần phải chỉnh sửa lại các điều luật như thế mới có lợi cho bách tính thiên hạ"

- Không biết bệ hạ định sửa thế nào? - Lý An tò mò hỏi.

  - Trẫm thấy đầu tiên phải phân biệt giữa người phạm tội và người không phạm tội.

- thưa như thế nào để phân biệt người phạm tội và người không phạm tội?

Long Cán dừng lại một lát lục lại trí nhớ kiếp trước, hắn quyết định sử dụng tất cả hiểu biết của mình về bộ luật hình sự được học tại trường rồi sửa lại một chút để áp dụng cho phù hợp với tình hình Đại Việt hiện tại.

Sau một lát suy nghĩ, Long Cán nói "đầu tiên muốn biết một người có phạm tội hay không phải có ba yếu tố , thứ nhất người đó phải đủ tuổi chịu trách nhiệm trước luật pháp, thứ hai hành vi phạm pháp phải có lỗi và cuối cùng là hành vi phạm tội đó phải được quy định trong bộ hình luật."

Với ngạc nhiên với ý tưởng mới lạ Lý An vẫn mù mịt chả hiểu gì bèn hỏi "thưa bệ hạ như thế nào mới đủ tuổi chịu trách nhiệm trước pháp luật? Không phải tất cả mọi người phạm pháp đều phải chịu hình phạt sao?"

Long Cán lắc đầu trả lời "cài này trẫm đã nghĩ kĩ rồi hiện tại luật hiện hành không có quy định độ tuổi miễn trách nhiệm hình phạt, tất cả mọi người dù nhỏ tuổi tới đậu cũng đều phải chịu phạt trước pháp luật, như vậy trẫm thấy rất không hợp lý, cơ thể con người lúc mới sinh ra chưa hoàn chỉnh nhất là trí não và nhận thức phải qua một thời gian dài học hỏi mới dần thành thạo được, chính vì thế đến một độ tuổi nhất định con người ta mới nhận thức được việc mình làm là đúng hay là sai, chúng ta không thể bắt tội người không biết gì về việc làm của mình được"

Lý An nghe thế sợ hãi nói "bệ hạ không được nếu làm như vậy thì pháp luật sẽ thiếu tính răn đe, nhỡ may có kẻ ý đồ đen tối lợi dụng việc không trị tội những người miễn trách nhiệm với hình phạt để làm điều phạm pháp thì thế nào xử lý?"

Long Cán trả lời "chúng ta chỉ cần tóm kẻ đứng đằng sau xúi dục là được, chứ bản thân kẻ bị lợi dụng kia không hiểu việc mình làm là đúng hay sai."

Lý An vẫn thấy không ổn nói "giả sử đàng sau kẻ phạm tội kia không có kẻ xúi dục thì làm sao?"

Long Cán nói "đứa trẻ không biết gì phạm tội thì sao đành xử phạt nó, trẻ con cùng lắm chỉ là trộm cắp vặt những tội nhẹ như thế trẫm nghĩ có thể bỏ qua không xử phạt, nếu gây thiệt hại quá nặng chỉ cần bắt bố mẹ chúng phải bồi thường là được."

Lý An suy nghĩ thấy cũng có lý bèn cúi đầu thưa "bệ hạ lòng dạ bồ tát thật khiến thần hổ thẹn, thế nhưng thần vẫn không hiểu yếu tố thứ hai như thế nào là lỗi ."

Long Cán nghe vậy bèn giải thích "lỗi chính là suy nghĩ của người phạm tội là kết quả của sự tự lựa chọn và quyết định của người thực hiện hành vi khi có khả năng và điều kiện để lựa chọn và quyết định xử sự khác không trái pháp luật. Có hai loại lỗi là lỗi cố ý và lỗi vô ý.
Trong lỗi cố ý thì có lỗi cố ý trực tiếp người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. Lỗi cố ý gián tiếp là Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
Trong lỗi vô ý cũng chia làm hai loại. Thứ nhất là Lỗi vô ý vì quá tự tin Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. Thứ hai Lỗi vô ý do cẩu thả Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó. Những người không có lỗi thì không được coi là tội phạm."

Xuyên việt về thời nhà LýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ