Chương 36 : Bình dân học vụ

99 7 0
                                    

"Theo thần thì nên tách bọn họ ra, không để ở gần nhau tránh việc chúng có thể bàn bạc kế tư thông lẫn nhau làm phản" Phú Trạm nói.

"Điều tể tướng nói rất hợp ý ta, như vậy cứ làm theo kế hoạch của tể tướng đi." Chế Chỉ gật đầu nói.

"Như vậy thần có đề nghị thế này, Phan Vĩnh là tướng giỏi bệ hạ tất dùng người này trong tương lai vậy thì nên cử người này làm việc dưới trướng tướng quân Ông Chiêng, đầu tiên chỉ lo việc huấn luyện binh sĩ sau một thời gian biết rõ tâm ý thế nào sẽ cất nhắc sau." Phạm Trú nói.

"Được, nhưng còn Lý Long Xưởng thì thế nào?" Chế Chỉ gật đầu nói.

"Lý Long Xưởng tuy là hoàng tộc Đại Việt nhưng tài cán bình thường không có gì nổi trội lại là kẻ không chịu yên phận tâm địa phản chắc người này bệ hạ không nên dùng, tuy nhiên cũng không thể bạc đãi hắn được, làm như vậy sẽ gây bất mãn với các tướng Việt theo hắn."

"Thế không dùng được cũng không thể bạc đãi, ta phải làm thế nào?"

"Chỉ còn cách phong cho hắn làm chức vị to nhưng không có thực quyền rồi phái đến một nơi nào đó là được"

"Vùng đất phía Nam nhiều chỗ chưa được khai phá, vậy ta sẽ cho hắn được tuyển lưu dân tới đấy tiến hành khai hoang vừa cách ly hắn với Phan Vĩnh, vừa được lợi cho chúng ta." Chế Chỉ quyết định nói.

"Bệ hạ anh minh, thần cũng thấy như vậy là tốt nhất" Phạm Trú nói.

Mấy ngày hôm sau, có quan Chiêm đến chỗ trú tạm thời của bọn người Long Xưởng đọc ý chỉ vua Chiêm.

Phan Vĩnh được phong làm tướng quân, hai ngày sau sẽ đến chỗ Ông Chiêng nhận chức.

Lý Long Xưởng được phong làm một chức quan trên cơ cấu thì to hơn chức của Phan Vĩnh nhưng thực tế chỉ là phụ trách việc chiêu mộ lưu dân và dân nghèo khai khẩn đất hoang, tuy không hài lòng với việc sắc phong của vua Chiêm nhưng lúc này cũng không dám không tuân theo, dưới sự động viên của Phan Vĩnh cuối cùng Long Xưởng cũng chấp nhận phân phong.

Những người còn lại cũng được phong chức khác nhau một bộ phận theo Phản Vĩnh, một bộ phận khác thì theo Long Xưởng, nói chung là bị chia làm hai.

Lại nói về Long Cán lúc này.

Sau buổi lên triều lần trước, Long Cán thành công đưa kế hoạch chữ quốc ngữ ra cho các quan đại thần rõ và được mọi người ủng hộ, từ giờ có thể mạnh dạn làm thẳng tay chả phải sợ điều gì, miễn kết quả thu được tốt nhất.

Trong mấy tháng này Long Cán giao cho hai người Trần Quang và Phú Trọng làm nhà giáo mở lớp dạy chữ quốc ngữ, từ việc dạy chữ quốc ngữ cho hai mươi người học sinh ban đầu, sau đó nhân lên với con số hàng trăm, những học sinh này dự định sau khi tốt nghiệp Long Cán cho họ từ học sinh chuyển thành nhà giáo, dưới sự đốc thúc của hai người Trọng và Quang từ đó liên tục chiêu sinh mở lớp dạy chữ quốc ngữ trên toàn bộ lãnh thổ Đại Việt.

Đầu tiên trường Quốc học hoạt động khá khiêm tốn ít người biết đến, ban đầu chỉ chiêu sinh con em tầng lớp bình dân nghèo ở kinh thành Thăng Long, thấy được đi học như những gia đình có tiền quyền quý khác lại khỏi mất tiền học phí làm người theo học ngày càng đông, khiến số giáo viên không đủ cả số lượng lẫn chất lượng điều này làm Long Cán hết sức muộn phiền về tốc độ phổ biến chữ quốc ngữ, cứ theo tốc độ này chả biết đến năm nào tháng nào mới có thể phổ cập chữ quốc ngữ cho toàn bộ Đại Việt.

Xuyên việt về thời nhà LýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ