Chương 35 : Sang Chiêm Thành

77 8 0
                                    

Lại nói về Chiêm Thành lúc này.

Kể từ năm 967, quốc gia Chiêm Thành đã hoàn toàn phân rã; dải đất nay là Nam Trung Bộ trở thành chế độ phong kiến với 5 tiểu quốc tự trị, trong đó, Đồ Bàn ( Vijaya ) có vai trò như lãnh tụ của các tiểu quốc Chiêm Thành, các tiểu quốc còn lại phải phụng cống xưng thần. Tuy các tiểu quốc Chiêm Thành chỉ gồm những lãnh địa nhỏ yếu, nhưng cuộc sống rất phát đạt nhờ quảng đại giao thương. Theo ký sự của nhiều khách trú Trung Hoa hoặc Ấn Độ, người Chiêm Thành luôn ưa thích phục sức bằng vàng ròng, thậm chí thường may lẫn vàng vào áo quần. Vì lẽ đó, dường như người Chiêm Thành phải trả giá đắt cho chính sự thịnh vượng của mình.

Lúc này Chân Lạp đạt tới tột đỉnh huy hoàng. Ngôi đền đồ sộ nhất của kinh đô Angkor được xây dựng trong 37 năm: Angkor Wat, là nơi thờ thần Vishnu. Chân Lạp đã xâm chiếm đến nơi hiện nay là cực Bắc Lào, phía Tây thôn tính được vương quốc Haripunjaya (nay là Trung phần Thái Lan) và một khu vực phía viễn Tây vốn thuộc vương quốc Pagan, phía Nam lấn đến vương quốc Grahi (nay là tỉnh Nakhon Si Thammarat của Thái Lan), phía Đông lấn dần rồi đô hộ tất cả các tiểu quốc Chiêm Thành.

Tuy nhiên, năm 1149, vua Chiêm Thành là Jaya Harivarman, lãnh đạo của tiểu quốc Panduranga ở phía Nam, đã đánh bại quân xâm lược và lên ngôi vua của các vua tại Đồ Bàn.

Năm 1167, Chế Chí lên ngôi vua Chiêm Thành. Ông là người dũng cảm, sử dụng thành thạo mọi loại vũ khí, và thông hiểu triết học, thuộc hết các lý lẽ kinh Ấn Độ giáo và các học thuyết Phật giáo Đại thừa. Sau khi lên ngôi Chế Chỉ đã cử sứ giả sang thiết lập hòa bình với Đại Việt năm 1170.

Lại nói về đám người Lý Long Xưởng sau khi quyết định chạy sang Chiêm Thành nương nhờ vua Chiêm, đã dẫn đám tàn quân của mình tiến về kinh đồ Đồ Bàn, tuy nhiên chưa kịp tiến nhập kinh đô đã có binh lính Chiêm chặn lại không cho vào thành.

"Các người là ai? Tới đây làm gì?" Binh sĩ Chiêm thấy một nhóm người ăn mặc kì lạ không giống người nước mình định tiến vào thành bèn chặn lại quát hỏi.

Bởi vì ngôn ngữ hai bên không giống nhau đám người Long Xưởng không biết tên lính nói gì nhưng từ thái độ đại khái có thể đoán được một phần, Tên lính giọng điệu rất không thân thiện. Cũng may trong đám quân lính đào tẩu theo Phan Vĩnh lại có người có thể hiểu và nói được tiếng Chiêm.

"Chủ tôi là thái tử nước Đại Việt, vì xa cơ lỡ vận, bị kẻ gian cướp ngôi đã vậy chúng còn sai quân truy sát vì vậy nên muốn sang quý quốc nương nhờ vua Chiêm, mong tướng quân báo lại cho vua các vị biết" tên lính được sự ủy quyền thay mặt Long Xưởng nói.

Tên lính nghi ngờ nhìn kĩ một lượt đám người, tuy đám người ngoại quốc này không nhiều chỉ vài trăm người nhưng nhìn khí chất tỏa ra đủ biết chỉ có quân lính tinh nhuệ đã từng trải qua chiến trường mới có sát khí và uy áp như vậy.

"Các người ở đây chờ một lát, ta đi tìm trưởng quan" tên lính thận trọng nhìn đám người nói.

Một lát sau, không để đám Long Xưởng đợi lâu một người ăn mặc khác với đám lính có vẻ như là trưởng quan cai quản chỗ này bước đến, đi sau hắn có hai hàng lính hộ tống gươm giáo chỉnh tề.

Xuyên việt về thời nhà LýNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ