Chương 32: Trăm mối nguy

463 21 2
                                    

Điều gì đến rồi cũng sẽ đến, có một nhóm dân đã kích động đập phá lều lánh nạn, hô hào đòi công bằng.

Từ những kẻ thiếu hiểu biết ít ỏi bị vùi dập dần gộp lại thành nhóm thiếu hiểu biết muốn quần ẩu với người khác.

Tất nhiên bọn chúng không thể địch nổi quân lính, nhưng chẳng rõ lấy sức từ đâu mà chúng có thể hô hào dai dẳng, dầm mưa dãi nắng chẳng biết mệt.

Lòng dân đã gợn sóng.

Phượng Tiên, theo truyền thuyết để lại thì ngài là một thượng tiên khai sinh ra vùng biển này. Nơi nào ngài ngủ đều sẽ hình thành nên đất cát, núi non.

Vị vua đầu tiên của Thái Triều tên Thái Thiên Hoằng là một tội nhân bị lưu đày trùng hợp đến đúng nơi Phượng Tiên đang nghỉ ngơi. Có người nói thật ra hắn bị oan, Phượng Tiên rung động bởi sự dũng cảm thấy chết không sờn của hắn nên đã giúp hắn đòi lại công bằng, sau này ngài vừa ý muốn nhận làm đệ tử nhưng Thái Thiên Hoằng từ chối, chấp nhận lập quốc dựng nước tại đây.

Con dân vùng biển đều là con dân của Phượng Tiên, nhưng Lạc Hòa bất mãn vì cho rằng ngài thiên vị kẻ tội đồ, từ đó nảy sinh ý muốn làm phản.

Ngàn năm sau, con cháu Lạc Hòa dần thấu hiểu muốn mời ngài về nhưng nước đã chia, nơi này cuối cùng cũng đã không còn là nơi như trong giấc mộng xưa của ngài, Phượng Tiên rời khỏi cảnh ta tranh ngươi đoạt chốn hồng trần, rũ bỏ phiền muộn hạ cánh giới tiên.

Lạc Hòa như đứa con cả cứng nhắc, Thái Triều là đứa út lãnh đạm.  Anh em không nhìn mặt cả trăm năm, vốn không thể dùng vài ba hiệp ước hòa bình là xóa bỏ hiềm khích được.

Huống hồ gì hoàng thất Lạc Hòa đã biến tướng từ lâu, rũ đi sự ôn hòa gia giáo mà thay vào đó là giả dối, tham lam dột từ đời tiên đế.

Chuyện xưa đã rất lâu rồi, lâu đến mức cả hai đều chẳng rõ xem nhau là kẻ địch từ khi nào. Phải chăng có biết thì cũng bị chôn cùng xương trắng dưới nấm mồ thiện ái mong rằng thế giới hòa bình, sáp nhập thành một chứ chẳng phải những trái tim hiếu chiến mỗi ta một cõi như bây giờ.

Sau khi trở về từ Phượng Tiễn đài, Lam Lăng cảm thấy trong lòng rối loạn nên đã cố ý tìm hiểu đôi chút, những tài liệu cổ xưa đã bị năm tháng làm mờ nhòe, chỉ còn vài thông tin vụn vặt nhưng cũng cho y hiểu chuyện xưa chẳng hề đơn giản.

Y không biết tại sao Thái Phượng Tiêu lại phản ứng quá khích về việc Phượng Tiên. Lúc ngài còn trú tại đây, để đảm bảo huyết thống ngàn đời trong sạch, chúng dân được sống dưới sự trì vị phân minh nên hoàng thất đều cố ý để Phượng Tiên chọn vua, cái chức thái tử của hắn chính là ngài chọn nên.

Lúc ấy pháo sáng rực khoảng trời, lụa giăng trăm con phố, cổng tường sơn đỏ sơn vàng khoa trương vô cùng, trước sự chứng kiến đông đảo hoàng thất và con dân, thái tử được chọn ra đường hoàng chính thống như vậy.

Lúc này dựa vào thiên tai mà nhiễu loạn lòng dân chỉ có kẻ ngu mới tin mà thôi, họa chăng là thật đi thì chỉ có bị giả mạo thôi chứ khuôn mặt ấy, khí chất ấy sao nhầm lẫn nổi.

Lam Lăng càng nghĩ càng xót cho hoàng thượng của mình, đúng là một khi đã ghét thì tội nào cũng có thể bị ập lên đầu.

Dùng chút não cũng đoán được là tên Tước Tích vương ba lần bảy lượt khi quân kia không vô tội.

Có lẽ gã thấy hoàng thượng đang làm quá tốt, đợi mãi chờ mãi chưa có cơ hội quật lên nên cũng nhẫn nhịn nhiều năm, nay lòng dân không yên, triều đình gồng mình lo trăm việc, thiếu sót vài chuyện cũng đã là cái cớ để người đời chỉ trích. Không phải lúc này thì còn đợi đến bao giờ.

Ngẫm lại cũng quá sức trùng hợp, Lạc Hòa quốc vẫn luôn giữ thái độ không xa không gần đột nhiên lại kéo mối quan hệ làm ăn, sau đó liên thủ hết dòng tộc đến hoàng thất mỗi phe đâm vào một đao. Ngoại nội có cả, giặc ngoài ung dung, giặc trong giăng bẫy, trước là thiên tai chẳng rõ khi nào sẽ ập xuống, sau là sự phản bội chẳng rõ khi nào sẽ phản công, dù cho hoàng thượng có tài cao cỡ nào nhưng đối mặt với kẻ địch thuận lợi trăm đường như vậy thì cũng phải trầy vai tróc vảy.

Hèn gì chúng không cần đóng tốt vở kịch ngoại giao sứt sẹo kia, thân vương một đảo cũng lên mặt với hoàng thất... Thậm chí là cái kẻ Hoắc gia thần bí quậy đục nước ngầm chốn thành kinh gần đây.

Lam Lăng choáng váng, càng nghĩ y càng tức giận, chỉ vì lợi ích của bản thân mà bỏ qua lầm than của vạn dân, ngay cả tín ngưỡng là nơi lòng người hướng về lúc nguy khó cũng bị bọn chúng đùa giỡn.

May mà gió lớn nhưng mưa lại nhỏ, chuyện Phượng Tiễn đài được kiểm soát kịp cho nên không tạo thành mối nguy quá lớn.

Thái Phượng Tiêu lại không vì thế mà thả lỏng, việc Mộc Ngư Lang đột nhiên khi quân rồi chết nhảm khiến lòng người bất an. Có thể lão được Tước Tích mua chuộc hoặc uy hiếp, nhưng việc đại nghịch ấy vẫn chọc thẳng tâm rồng, khiến hoàng thượng không vui.

Tạm thời nhà họ Mộc đóng cửa bị giam lỏng trong nhà, tuy vậy bọn họ vẫn cảm tạ trời cao vì hoàng thượng không đốt lửa lên mấy đời họ Mộc, nếu không bãi thây ngoại thành đã nhuốm đỏ máu mới mất thôi.

Lam Lăng cũng nghĩ Thái Phượng Tiêu không phải người điên cuồng như vậy cho đến khi y nghe được rằng xác của Mộc Ngư Lang bị đem cho chó đói ngoài bãi tha ma cắn xé đến mức xương rơi lả tả chẳng còn nhận dạng được.











Làm vua cũng bế tắc lắm đó 😥



NAM HẬU KHÓ SỐNG [BL, cao H]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ