Tịch Lam đoán ngay ra chắc chắn ba đã biết chuyện của cô và Hứa Dực. Nhưng ông vẫn chưa có động tĩnh gì. Mấy ngày trước mẹ gọi điện cho cô nói rằng: "Ba con có vẻ không thích Hứa Dực."
Chính xác là ông không vừa lòng Hứa Dực.
Tịch Lam đối với ba cô hiểu biết không nhiều. Ba vốn chỉ là một thành viên trong gia đình. Còn tình cảm của ông dành chi cô đoán cũng không ra.
Vốn dĩ nhà họ Tịch nên sinh hai người con trai. Một người thừa kế Tịch Thị một người thừa kế Lam Thị.
Trước kia Tịch Lam không biết ba có ý nghĩ như thế nhưng có lần cô vô tình nghe trộm được cuộc đối thoại của ba và anh hai.
Lúc đó quả thật chỉ biết mỉm cười chua sót.
Lam Thị vốn là sản nghiệp của nhà họ ngoại. Ông bà ngoại có mỗi một người con gái là mẹ cô ' Lam Nguyệt'. Sau ngày mẹ cô gả đi Lam Thị nói cách khác chính là của hồi môn.
Mẹ không thích kinh doanh chỉ thích vẽ tranh nên trách nhiệm đó thuộc về ba. Ông một vai gánh hai cơ đồ to lớn Tịch Thị và Lam thị.
Tịch Lâm sinh ra với ánh mắt ngưỡng mộ của nhiều người. Cô cũng không phủ nhận điều đó. Thực sự anh hai rất giỏi.
Học nhảy cấp. Lúc anh học lên đại học thì mới 15 tuổi. Sau này còn liên tục lấy bằng của MIT và MBA.
Còn cô thì sao? Kiếp trước mu muội rồi khiến Lam Thị dơi vào tay Trần Hạo.
Cái mà Tịch Thành muốn. Ba cô muốn chính là có một người con rể tài mạo để cáng đáng Lam Thị này. Lấy cô coi như là có được Lam thị.
Tịch Lam nghĩ không khỏi cười lạnh. Đúng là Hứa Dực bây giờ không đủ điều kiện của ba. Anh mới bắt đầu lập nghiệp làm sao so đo được với ba cô.
Trường học cho nghỉ hè. Tịch Lam gửi giấy lên nhà trường có mong muốn được làm luận văn tốt nghiệp sớm. Phải đợi một tháng thư đề nghị của cô mới được đóng dấu.
Tịch Lam chọn vẫn đề bảo vệ suốt một tháng chỉ tập chung với luận án tốt nghiệp. Mẹ cô biết điều này chỉ khuyên dăn cô đừng để mệt mỏi.
Hứa Dực tiếp nhận vị trí Tổng Giám Đốc của ba anh. Hôm đó Hứa Dực vui mừng gọi điện tới cho Tịch Lam.
Đương nhiên cô cũng vui mừng thay anh. Hứa Dực biết cô đang bận làm luận văn tốt nghiệp không giám làm phiền cô. Cô chỉ cần nói khó phần gì thì liền giải quyết hộ cô phần đó. Tịch Lam bải vệ luận án cùng với các anh chị năm 4. Duy nhất cô năm hai khiến bao nhiêu người nhìn cô với ánh mắt ngưỡng mộ có mà kì dị cũng có.
Bảo vệ luận văn rất thuận lợi. Mấy người bạn cũng phòng đòi cô phải khao, cô liền cùng họ đi ăn một bữa. Tịch Lam bải vệ xong luận án cũng không cần phải đến trường nữa. Ngày thứ 7 Tịch Lam dọn hết đồ ở ký túc về nhà.
Nhưng cái cô không ngờ là ba cô lại ở nhà. Người luôn luôn bận việc ngày qua ngày tháng qua tháng không xuất hiện ở nhà hiện tại lại dửng dưng ngồi trên sofa đọc báo. Mà cô phát hiện đối diện lại còn một đống người không quen mặt.
Tịch Lam theo phải phép đi vài phòng khách chào hỏi. Đến mặt ba cô cũng không nhìn dứt khoát quay người dời đi. Tịch Lam chỉ tính là tạm thời cô sẽ ở nhà sau này kinh tế tự thu nhập sẽ mua một căn hộ dọn ra ở riêng.
Đến đối những vị khách đó vẫn chưa về. Tiếng nói cười rôm rả lập tức im bặt khi cô đi xuống. Tịch Thành vẫy tay gọi cô vào. Tịch Lam lặng lẽ lê bước vào phòng ăn.
"Lại đây con!"
Tịch Thành chỉ vào ghế chống bên cạnh ông. Ý bảo con gái ngồi xuống. Tịch Lam lặng lẽ nhìn ba không theo ý ông liền vòng qua bàn ăn ngồi xuống cạnh mẹ. Mẹ cô thấy thế liền lén lút véo tay cô một cái : "Ba con lâu lâu mới về đừng phách lối."
Tịch Lam nhàn nhạt nhìn ba. Ánh mắt kia lạnh lùng nhìn cô đánh giá một lượt : "Đây là con gái cưng của tôi Tịch Lam."
Mấy người khách của ba già trẻ đều có. Nhìn qua đều là những người có học thức! không thì có địa vị. Điều làm cô chú ý nhất là trong đó có một người chạc tuổi anh hai cô. Còn nói chuyện rất vui vẻ với anh. Tịch Lam lạnh lùng không nói. Mẹ cô mỉm cười nhìn lại mấy vị khách :" Con bé nó nhút nhát, hay sợ người lạ ấy mà."
Tịch Thành hơi cau mày nhìn Tịch Lam. Từng đây tuổi phải biết lễ phép, bây giờ lại chống đối ông. Không biết lúc ông không có ở nhà thái độ của con bé như thế nào?
Tịch Thành nói : "Con bé rất thích thiết kế. Ngày trước có tham gia một vài cuốc thi. Đều đạt giải nhất nhưng về sau lại chuyển sang học kinh tế."
Một người đàn ông trung niên đéo gọng kính trắng cười với Tịch Lam :" Ngày trước ta đã từng xem tác phẩm của cháu. Rất đẹp"
Tịch Thành nhìn Tịch Lam cười nói : "Hiện tại đang có cơ hội du học Thụy Sĩ nghành thiết kế con muốn đi không?"
Tịch Lam lặng lẽ nhìn ba mình. À thì ra là vậy. Ông vốn không thích cô học kinh tế. Nói con gái thì không cần học kinh tế. Đến cuối cùng ý là muốn người thừa kế Lam Thị không phải là cô. Mà chỉ là gắn cô vào Lam Thị. Chính là ai kết hôn với cô thì sẽ là người có được Lam Thị.
Tịch Lam bực mình đẩy ghế đứng dậy : "Con không đi."
Trước sự bàng hoàng ngạc nhiên của mọi người Tịch Lam xoay người bỏ đi.
Tịch Thành thấy mình quá là không hiểu cô con gái này như thế nào rồi!!