Nếu được xin gửi tặng Nguyên Đạt, để mày hiểu, mày, chúng ta, cô lẻ nhưng không cô đơn.
KHẤP THU
Em nghe không mùa Thu đã ngủ rồi
Lặng lẽ trên triền đồi hoa thạch thảo
Thả mơ về trong gió xinh lạo xạo
E ấp mơ say, nghe Đông đến, thì thào.
Em hay không mưa rả rích đêm nao
Tiếng Thu đó, thét gào trong câm lặng
Cầu xin được một nhành hoa cúc trắng
Đặt lên mộ bia tên ghi sẵn tự bao giờ.
Em biết không Thu đã chết trong mơ
Để tự mình dệt vần thơ rỉ máu
Giọt tanh nồng hóa ngọt ngào đến lạ
Hồn ai thiêng đau đáu mãi ngàn năm....
Em thấy không Thu đã chết tự trăm năm
Trên hiên nhà hôm mười lăm nắng biếc
Chung trà đưa khóc thành dòng li biệt
Cung đàn bầu non nỉ hóa thành câm.
Thuở còn trời, còn đất, còn xuân xanh
Gió mát trong gửi đêm dài cho ngày vắng
Thu đã chết nơi vùng trời xa lắm
Để thôi đi những buổi mệt nhoài
Chân miệt mài chạy tìm ký ức chốn thiên nhai
Dưới bánh răng thời gian nghiền kẽo kẹt
Nghe mặt trời thiêu hoan ca thành tiếng thét
Cháy hết rồi, đóa hoa cúc lim dim
Thu ra đi để thương nhớ triền miên
ngàn năm đợi mãi một lời ca bất diệtToại An
13/02/2019
----------
Viết cho một nỗi hoài thương về kỷ vật đã xa vắng - cải lương.
Bạn mình nói, cải lương chết thật rồi, nó chỉ đang thoi thóp và chờ ngày được chôn cất bởi UNESCO.
Mình chạy theo những giá trị cổ xưa rất xa, xa vời từ những thế kỷ trước. Mình vững tin và tự hào với tấm lòng của bản thân, chưa bao giờ hoài nghi về nó. Nhưng có lẽ đã đến lúc hỏi lại mình, và đức tin của mình nữa. Chúng ta kêu gọi phục dựng và giữ gìn những thứ xa xưa, điều đó không sai, nhưng làm thế nào để có được cái này mà không đánh mất cái kia, trong khi cả hai đều quý giá? Làm thế nào để chạy trên cả hai lối mà không mòn mỏi? Làm thế nào để người khác còn một chút niềm tin, rằng nền văn hóa là bất diệt và luôn có chỗ cho những giá trị xưa?
BẠN ĐANG ĐỌC
[Thơ] CHUYỆN CŨ
AcakChuyện vào thơ, chuyện đã cũ rồi, Cười hôm nay, để mai tiếng khóc Trăm nghìn năm ai người vẫn đọc Xin nhớ cho, chuyện cũ chưa thôi... [Khởi: 13.01.2019 Chung: 08.11.2019]