Câu chuyện 45: Hồ ly và Công tử

340 33 18
                                    

LƯU Ý: CÂU CHUYỆN CHỈ MANG TÍNH CHẤT GIẢI TRÍ VÀ MANG TÍNH SAI LỆCH LỊCH SỬ CỰC MẠNH. MONG CÁC THÍ CHỦ CÂN NHẮC TRƯỚC GÓP GẠCH XÂY NHÀ.

.

.

.

.

.

.

Trần Đình Trọng là một con hồ ly sinh ra trên đỉnh tuyết sơn, sở hữu bộ lông đỏ rực như lửa. Vốn không có tên, sau này chu du đến Ân Thương, nhập vào con gái họ Tô lấy tên Đát Kỷ. Sau đó chú tâm theo ma đạo, bắt đầu biết hút linh khí con người, bị Khương Tử Nha và đồng bọn quật một trận thừa sống thiếu chết, ngủ mất một ngàn năm. Tỉnh lại bắt đầu đổi hướng tu tiên, lại chu du qua các nước Cao Ly, Đông Doanh, trở thành yêu tinh thông thái nhất. Nhưng có một đoạn thời gian, Đát Kỷ bị mắc kẹt ở một tầng tu, đã đạt được tám đuôi, mãi vẫn không thể thăng lên cái đuôi thứ chín, chính là trở thành Hồ tiên.

Một hôm nọ, Đát Kỷ quyết định tạm dừng việc tu hành, xuất sơn một chuyến, nhìn ngắm thế gian. Nàng nhẩm tính, vài năm nữa nước Nam sẽ gặp nạn vong quốc, loạn trong giặc ngoài, đất nước bị chia cắt. Đát Kỷ lúc này vẫn tồn tại dưới hình dạng của một thiếu nữ yêu kiều, quyết định học tập Khương Thượng, trợ quân lập quốc, tích đủ công đức mong ngày thành tiên. Vừa nghĩ liền làm, bắt đầu đi tìm chân mệnh thiên tử đời mình. Tiếc rằng, lúc nàng xuất sơn, Lê Thái Tổ còn chưa có ra đời.

Đát Kỷ không khó để tìm được nhà họ Lê tài học giàu có nhất xứ Thanh.

Xuôi theo dòng Lam Giang, nước non hữu tình, linh khí dồi dào, tâm trạng nàng cũng phấn chấn hơn. Hôm Đát Kỷ vừa đặt chân đến phủ Thanh Hóa, trời đất bắt đầu xuất hiện dị tượng: muôn chim tụ họp, hào quang phát sáng, hoa nở rợp trời. Nàng nghĩ: " Chắc thời gian cũng vừa khớp đi."

Đến làng Lam Giang, người dân cũng bắt đầu nghị luận về các dị tượng, đầu trên xóm dưới tụm năm tụm ba, người này dắt díu người kia tề tụ lại trước cửa nhà Lê quân trưởng, kháo nhau rằng đứa con trai thứ ba của họ lớn lên chắc chắn là một bậc anh tài.

Chẳng để họ đợi lâu, chưa đến vài tiếng sau, từ trong phòng ngủ của Lê phu nhân vang lên tiếng khóc của trẻ nhỏ.

Lên ba tuổi, cậu bé Lê Lợi được giao cho anh cả nuôi nấng. Đát Kỷ cũng được tuyển vào phủ theo hầu tiểu công tử. Đúng vậy, Trần Đình Trọng chính là từng nhìn Bùi Tiến Dũng của kiếp trước lớn lên.

Đát Kỷ nàng cũng chỉ nghĩ mình là đang phò tá vị vua tương lai lên ngôi, chưa từng nghĩ đến tình cảm trai gái gì với người kia. Nhưng người kia lại âm thầm nhớ nhung người hầu nữ thân cận bên cạnh mình suốt bao nhiêu năm.

- Chị nói xem, chị đến làm nhà ta cũng lâu rồi, lúc đó chị cũng đã hơn 17 tuổi rồi đi. Bây giờ ta cũng bằng tuổi chị năm đó mà vẫn thấy chưa già đi tí nào.

- Cậu không phải nịnh. Ta hứa sẽ không nói với huynh trưởng cậu chuyện cậu trốn học đi chơi đâu.

Lê Lợi bị người ta nắm thóp, âm thầm vò đầu bức tai. Trốn nhà đi chơi cả buổi chiều, bài tập dồn lại một đống vẫn chưa làm xong, tối về kiểu gì cũng bị huynh trưởng trách phạt.

- Cậu sang năm sẽ kế nhiệm cha cậu rồi, bây giờ vẫn còn ham chơi như vậy.

À đúng rồi. Sang năm làm lễ thành nhân, có thể nối nghiệp cha anh, còn phải thành gia lập thất nữa. Lê Lợi nghĩ đến đó liền nhìn người con gái yêu kiều đang trà nước bên cạnh, vui đến quên trời đất.

Đầu thu năm đó, Lê Lợi vừa tròn 18 tuổi, làm lễ trưởng thành, thay cha giữ chức phụ đạo Lam Sơn, đồng thời cũng tới tuổi cập kê. Con trai nhà người ta 13, 14 tuổi đã là cha của mấy đứa trẻ rồi. Cậu vẫn cố giữ đến đúng tuổi mới chịu lấy vợ, một phần là muốn có thể dọn ra phủ riêng, người kia sẽ ít phải nghe người trong tộc bàn ra tán vào, đồng thời cũng muốn mình làm ra chút thành tựu nào đó đem tặng làm sính lễ cho người kia. Nhưng hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình, Đắc Kỷ căn bản là không có để tên nhóc con nhỏ hơn mình tới một ngàn mấy tuổi vào mắt.

Cuối năm đó, Lê Lợi rước người vợ đầu tiên về, theo sự sắp đặt của cha mẹ. Lữ nhỏ hơn chàng những năm tuổi, vẫn còn là một cô bé đầu hai chỏm tóc. Lợi thấy nàng còn nhỏ nên cũng không vội đụng chạm với nàng, một phần cũng vì muốn giữ gìn cho người kia.

Lữ rất ngoan, không vì Đắc Kỷ ở bên phu quân sớm tối mà ganh ghét nàng, chăm chỉ sớm tối giúp chàng nâng khăn sửa túi. Đắc Kỷ cũng rất hài lòng khi đấng quân vương tương lai của mình bên cạnh có người vợ hiền thảo. Xem ra đường công đức của nàng rất thuận lợi, sớm ngày phi thăng.

Thời gian thấm thoát thoi đưa, Lê Lợi lấy vợ cũng đã được hai năm, cậu bé năm nào dần trưởng thành, chủ động xin cha mẹ nạp thiếp. Khỏi cần hỏi cũng biết đối tượng là ai.

- Nàng theo con bao lâu nay, cũng đã quá tuổi từ lâu. Con chỉ xin cho nàng một danh phận, không cần lập nàng làm chính thất.

Cho dù vậy phu phụ họ Lê cũng không đồng ý. Tuổi của Lê Lợi với Đát Kỷ cách biệt rất lớn. Nói thẳng ra, nếu tính tuổi người của Đát Kỷ không thôi cũng có thể sinh ra 2 đứa như Lê Lợi. Cha mẹ không đồng ý, Lê Lợi cũng không dám làm càn.

Đêm đó, chàng nắm tay nàng nói:

- Đừng lo, ta sẽ nghĩ cách.

- Cậu nghĩ cái gì cơ?

- Nghĩ cách cưới chị.

Đát Kỷ nghĩ đến cách biệt tuổi tác thực tại lớn rất lớn giữa nàng và chàng, lại nghĩ đến khác biệt giống loài. Lần đầu tiên nàng kết hôn là tầm nghìn năm trước đã gánh chịu hậu quả gì, nghĩ lại cũng thấy rung mình. Bèn thuyết phục Lê Lợi rằng, không được thế này không được thế kia, cách biệt thân phận cách biệt tuổi tác, nói chung là đem lại những gì đôi phu phụ họ Lê đã từng nói với chàng một lần nữa nói lại y hệt.

Lê Lợi tức muốn chết.

Tuổi trẻ ai chẳng có mấy lần nông nổi. Chàng chẳng quan tâm cha mẹ nói gì, người ngoài nói gì, liền đem tất cả vốn liếng hai mươi mấy năm tình trường gói gọn trong số không tròn trĩnh, âm thầm tuyên bố chính thức theo đuổi Đát Kỷ.

Phòng họ Lê cấp cho Đát Kỷ ở rất nhỏ, là cái phòng chứa củi cũ bên cạnh phòng ở của Lê Lợi sửa chữa lại một chút thành cái buồng ngủ nho nhỏ. Đồ đạc bên trong cũng không nhiều, chỉ có cái sạp gỗ đóng bừa lót mấy miếng vải lên cùng với một cái bàn trang điểm. Không phải do nhà họ bạc đãi nàng mà là do nàng thường được cho tiền mua đồ mới nhưng, lười mua. Bao nhiêu tiền bạc lại thích đi để dành cho Lê Lợi, lỡ mốt có lập quốc thì có tiền bỏ vào quốc khố.

Họ Lê phú hào một phương, lại nuôi một nô tì cần kiệm liêm chính, để dành một cách vô lý, thiếu khoa học cho chủ nhân như vậy.

Dạo gần đây, mỗi ngày từ bên ngoài đi làm về phòng nghĩ ngơi, trên bàn trang điểm của nàng sẽ có một nhành phong lan trắng muốt. Nghĩ bằng đầu ngón chân cũng biết là ai đưa tới. Đát Kỷ chẳng nói chẳng rằng bỏ hoa vào một cái lọ. Mỗi ngày đều thay nước.

Lạc giữa thành phốNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ