Câu chuyện 46: Hồ Ly và công tử (p2)

321 29 20
                                    

Mấy năm sau, nước Nam rơi vào đại loại. Lê Lợi chớp thời cơ, cùng hội anh em cắt máu ăn thề, quyết tâm giành lại đất nước từ tay giặc ngoại xâm. Có điều...

Một trong số những "anh em" đó của Lê Lợi, có một vị tên là Nguyễn Trãi. Cái vị này chính là nhìn Đát Kỷ không thuận mắt chút nào. Cứ hai ba ngày lại thì thầm vào tai Lê Lợi rằng giữ một người con gái như vậy bên người như vậy chẳng hay chút nào, nhất là khi Lê Lợi đã thành gia lập thất rồi. Nghe vậy, chàng chỉ bảo:

- Không sao. Nàng ấy sớm muộn gì cũng là gia thất của ta.

Nguyễn Trãi đương nhiên là tức điên lên được.

- Lúc ấy, Lê Lợi đại nhân rất là bảo bọc tôi. Chỉ có điều một người đuổi một người chạy, tôi chẳng có tình ý gì với ngài ấy cả. Bây giờ nghĩ lại chắc là do kiếp trước tôi lạnh nhạt với ngài ấy quá nên kiếp này mới khiến ngài ấy xa cách với tôi như vậy.

Đình Trọng với Văn Toàn đã kéo nhau ra hiên nhà ngồi tâm sự từ lúc nào.

- Được rồi, chẳng muốn nghe chuyện tình cảm của cậu với Lê Lợi đại nhân của cậu nữa. Vào thẳng cái khúc Lương Xuân Trường xuất hiện luôn được không?

- À, à được.

Lại nói đến, lúc này Lê Lợi đã xưng vương ở Lam Sơn, ngấm ngầm chiêu binh mãi mã, thu nạp tân khách. Nhà Minh nhận thấy đó là một Bình Định Vương ở Lam Sơn chính là một cái gai trong mắt, tìm cách đuổi giết.

Giữa núi non vô cùng hiểm trở, Lê Lợi không thể đem theo Lữ phu nhân theo được, đành gửi nàng ở nhà ngoại, dắt theo Đát Kỷ theo làm hồng nhan tri kỷ duy nhất.

*tân khách: Nhà giàu thời xưa thường mời người tài giỏi về ở khách nhà mình thì gọi là tân khách.

Một tướng dưới trướng của Lê Lợi tên là Lê Thận, trong một lần về quê nhặt được một thanh sắt quý, đem về cho chàng. Lê Lợi tỏ ra rất thích thú, muốn rèn sắt thành một thanh bảo kiếm. Nhưng sắt này rất đặc biệt, rèn cách nào cũng không chịu mềm ra. Đát Kỷ nhận thấy đó là của trời ban, bèn xin:

- Đại nhân, hay là ngài đưa cho thiếp. Thiếp có quen một người bạn luyện kim rất tài. Thiếp đem thanh sắt này nhờ hỏi xem có thể luyện được không. Bốn mươi chin ngày sau quay về trả lại cho người.

Lê Lợi đương nhiên không đành lòng để nàng đi một mình, xin nàng hãy để ít nhất bên cạnh một đoàn tùy tùng theo hộ tống. Đát Kỷ không đồng ý, bảo rằng thời đầu khởi nghĩa, binh tướng gặp rất nhiều khó khăn. Chưa kể đường đi đến nhà người thợ rèn kia cũng rất an toàn.

Thấy Đát Kỷ nài nỉ dữ quá nên Lê Lợi đành để nàng đi.

Nguyễn Trãi thấy nghi ngờ nên xin đi theo. Trai chưa vợ gái chưa chồng đi bên nhau có hơi không hợp lý lắm, nhưng Lê Lợi lại rất mực tin tưởng hai người họ bèn cho phép.

Nguyễn Trãi thấy người này tâm địa bất chính, trừ những lúc quá cá nhân, hầu như chưa từng rời khỏi nàng nữa bước.

Trên đường lớn có người trêu hắn:

- Chà. Hiếm lắm mới có loại nam nhi đại trượng phu dắt nương tử theo làm ăn.

Lạc giữa thành phốNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ