Chương 49: Giải Mã

43 2 0
                                    

Nó nhớ rất kỹ những đồ án này. Đương nhiên là phải nhớ kỹ, khi đó nó đã nhìn chằm chằm những đồ án này rất lâu, tất cả đồ án nó cũng từng thử giải mã rất nhiều lần.

Khi đó Lê Thốc đã dùng laptop của Tô Vạn để ghép những vết thương trên thi thể lại. Nó cẩn thận suy nghĩ, những vết thương đó đều hoàn toàn khác nhau, nhìn như lộn xộn, nhưng từ độ gồ ghề của miệng vết thương, có thể cảm giác được tốc độ dao rạch lên cũng không nhanh, nói cách khác những vết thương này không phải được khắc một cách tùy tiện mà chắc là có người cố ý tạo ra những hình dạng này. Như vậy tất nhiên chúng phải có ý nghĩa nhất định.

Những vết thương khi đó bị ngâm khá lâu trong nước đá, Lê Thốc không thể xác định bằng mắt thường, còn những vết thương này được lưu lại trước khi chết hoặc là sau khi chết. Nhưng nó nghĩ khả năng là sau khi chết có vẻ lớn hơn, vì tất cả các vết thương không có dấu hiệu khép lại. Trừ khi vết thương hình thành cùng lúc với khi bọn họ bị cắt rời, cái chết cũng xảy đến vào thời điểm đó, bằng không không thể có hiện tượng như vậy.

Lê Thốc đã từng tìm tài liệu về pháp y trên mạng, đối với vết thương, đối với móng tay, mang tai cùng nhiều bộ phận khác đều được xử lý qua loa. Nó phát hiện nhiều chỗ trên thi thể đều có cát, dường như được mang từ sa mạc về.

Những hình ảnh này không ngừng được Lê Thốc xếp thành tổ hợp trên màn hình, nó đã phân tích toàn bộ đường cong trên những vết thương, nó phát hiện một vấn đề, tất cả các đường nét ở đây đều là những đường nét có thể thấy trong cách viết chữ Hán, ngang sổ phẩy mác kết hợp, chẳng thấy một đường cong hay xiên gãy nào, trái với các đường nét trong thủ pháp viết chữ Hán. Cũng có thể nói những đường nét này rất có thể là một văn tự kì quái phù hợp với cách viết chữ Hán. Hoặc kẻ khắc những đường nét này là 1 người có trình độ về thư pháp. (đoạn này là có người dịch từ tiếng Trung đó, nhưng vẫn khó hiểu ngang edit 😦 )

Xếp những chữ này thành một hàng, dùng bút vẽ liên tục những nét bút này trên giấy, nó càng cảm thấy những chữ này tạo thành một đoạn văn tự.

Trong lòng Lê Thốc đột nhiên có một ý nghĩ kỳ quái: Lẽ nào văn tự này đã qua mã hóa? Vì vậy nó lên mạng tìm kiếm, quả nhiên có kiến thức ở phương diện này. Chỉ cần đem tất cả các nét bút tách ra, đối với mỗi loại nét bút đưa vào một số hiệu, như vậy có thể dựa vào mật mã để thay thế trạng thái của các nét bút, ví dụ như: nét bút này có lẽ là nét ngang, nhưng khi bạn viết xuống lại cố ý viết thành nét sổ, dựa theo một trình tự nhất định mà viết ra thì đoạn văn tự sẽ không giống lúc đầu.

Lê Thốc suy đoán, cũng may các nét trong chữ viết Trung Quốc không nhiều lắm, nó tìm bảy mươi hai giờ, cuối cùng cũng tìm được bảng mã hóa thứ nhất. Nhưng thử đảo lại thì phát hiện không hề có tác dụng.

Không chỉ không thể ghép thành câu, ngay cả đoạn mã thứ nhất cũng không đảo được, bất kể nó điều chỉnh bảng mã như thế nào đều trở thành một đồ hình kỳ quái.

Hệ thống mã hóa còn phức tạp hơn bảng mã 26 chữ cái trong tiếng Anh, hơn nữa dường như còn không thể đảo ngược.

Đạo Mộ Bút Ký - Sa Hải 3Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ