Chương 13: "Tầm sư học đạo"

1K 52 16
                                    

Điều kỳ diệu nhất mà Lạc Nhan nhận ra, đó là sau khi chị dâu hại anh trai bị đau bụng, không biết về nhà họ đã xảy ra chuyện gì mà từ sau hôm ấy, Trúc Linh đổi cách xưng hô với chồng.

Cậu khâm phục anh trai mình cao tay, nhưng Nhậm Hào biết rõ, mọi thứ là do bản thân cô muốn thay đổi. Tính cách mạnh mẽ cứng đầu như Trúc Linh, nếu không phải thứ cô muốn, chẳng ai có thể ép cô phải làm gì.

Anh vẫn canh cánh trong lòng mối lo về gia đình cô, Trúc Linh có chia sẻ với anh, đàn ông làm rể, họ không thích gia đình vợ có thể tỏ thái độ, cũng có thể chọn cách duy trì khoảng cách, hạn chế quan hệ. Nhưng phụ nữ làm dâu, họ không thể có những "đặc quyền" đó. Cho dù nhà chồng có thế nào họ cũng vẫn phải lặng lẽ chấp nhận, nếu không thể chịu đựng, họ chỉ có hai phương án để chọn lựa. Một là vớ được người chồng hết lòng vì vợ, vì người đàn bà đó chống lại cả gia đình dòng họ, hai là phải chấp nhận buông tay, tự giải thoát cho chính mình.

Cô chính là ở vế thứ hai, bởi vì anh không đủ khả năng để bảo vệ cô. Nhậm Hào nghe những gì cô chia sẻ, cảm thấy câu nói của cô không sai. Anh tự hỏi chính mình có đủ bản lĩnh để ở bên cô hay không. Tấm gương về gia đình của Lạc Nhan chính là ví dụ điển hình, người chú của anh vì nhu nhược, không thể trở thành chỗ dựa cho vợ nên mới khiến mẹ cậu chọn phương án ly hôn.

"-Đàn ông lấy vợ chỉ lấy một người về thôi, còn phụ nữ lấy chồng là lấy cả họ nhà chồng."

Câu nói của cô khiến anh bận tâm rất nhiều. Trúc Linh nhìn mọi thứ xung quanh quá tinh tường, theo cô quan điểm phụ nữ hơn nhau ở tấm chồng không sai. Chẳng ai có thể nói rằng mình không muốn dựa vào người đàn ông, không về vấn đề vật chất thì cũng là về vấn đề tình cảm. Một khi không có được những thứ đó, họ sẽ cảm thấy tủi thân, chán nản. Bất kỳ ai cũng có góc khuất riêng, không phải một người cứ tự chủ về kinh tế, độc lập về suy nghĩ liền không cần đến sự sẻ chia.

Khác nhau ở chỗ, có người biết vươn lên số phận, tìm niềm vui khác trong cuộc sống, còn có người lại cứ vướng bận mộng tưởng trong lòng. Trúc Linh nhận thức rõ giá trị bản thân, cô đem câu nói đó trở thành một trong những nguồn động lực để chứng minh, bất cứ ai dù là nam hay nữ đều có quyền tìm kiếm cho mình hạnh phúc đích thực. Miễn sao bản thân họ thấy hài lòng là được.

Người như Trúc Linh, Nhậm Hào thích cô bởi tính cách cương quyết, yêu thương chính mình. Cô có thể đánh thua một ván bài, nhưng cô luôn có phương án dự phòng cho bản thân mình. Anh không thích dạng con gái quá phụ thuộc vào đàn ông, không có người đàn ông thì không sống được. Những điểm trong tính cách của Trúc Linh, người ngoài nhìn vào có thể nhận xét cô vô cảm, trái tính, nhưng trong mắt anh, cái cách cô nhìn nhận cuộc đời rất thú vị.

Anh biết, thứ mình cần mang đến cho cô là tình cảm, chứ không phải vật chất. Trúc Linh không thích phải lệ thuộc vào nhau về kinh tế, hai người họ mỗi người một công việc, thứ gì cần dùng chung sẽ có quỹ chung để chi trả, còn đâu ai giữ tiền của người nấy. Anh muốn mời bạn bè đi ăn uống không phải hỏi ý kiến của cô, xin cô đưa tiền. Cô muốn mua sắm cũng chẳng phải ngửa tay xin anh. Như vậy họ sẽ đỡ có khúc mắc về thói quen chi tiêu.

[Huấn Văn] Phu Thê Gia HuấnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ