Chương 23

214 9 0
                                    


Bên tóc mai nào phải hải đường đỏChương 23

Tác giả: Thủy Như Thiên Nhi

Dịch: Phong Bụi

Bọn họ một mực hàn huyên tới một giờ mới rời khỏi quán mì Hồ Ký, đã hơn nửa ngày, còn chưa mò tới được rìa Thiên Kiều. Ra khỏi cửa quán mì, Thương Tế Nhụy kéo tay Trình Phượng Đài đi một mạch, thề không để bị bất kỳ chuyện gì quấy rầy nữa, phong mạo Thiên Kiều mới có thể dần dần hiện ra trước mắt.

Cũng chỉ là khối đất trống không lớn, Trình Phượng Đài liếc mắt đánh giá một chút, vườn hoa vương phủ nhà hắn có lẽ còn lớn hơn so với đây. Trên khu đất trống đó loại người gì cũng có, hát hí hát nói coi quẻ xin cơm, còn có sạp hoành thánh cùng xem tranh vẽ của người Tây, người người tụ tập hết ở một nơi, đầu người nhốn nháo rộn rịp, hết sức chật chội. Thương Tế Nhụy kéo Trình Phượng Đài đông nhìn một chút tây nhìn một chút, trên một sạp nhỏ bán mặt nạ, có các loại các kiểu mặt nạ Kinh hí.

Thương Tế Nhụy vui vẻ nói: "Nhà này làm mặt nạ đẹp lắm! Đặc biệt tinh xảo! Tào Tháo! Anh nhìn kìa! Còn có Hoàng Sào! Mỗi kiểu mua một cái, lên sân khấu là có thể không cần vẽ mặt nữa rồi, đeo lên như vậy, sống động luôn!" Y cầm một cái gắn lên mặt Trình Phượng Đài, ngắm nghía trái phải, tiếc hận nói: "Đáng tiếc đeo lên liền che hơn nửa ánh mắt. Không lộ ánh mắt không tốt. Biểu cảm cũng không có nữa."

Cách đó không xa, một cô gái mặc hí phục xanh xanh đỏ đỏ, hóa trang dán tóc giả, trên vai vác bộ gông hình cá, đó là trang phục diễn Tô Tam, bên cạnh chỉ có một ông lão đệm nhị hồ cho cô. Nữ đào hát giọng cao vút, một nơi huyên náo như Thiên Kiều, mà cô vừa hát, liền xé rách được tiếng người ồn ào. Không biết cái giọng này có phải đặc biệt đào tạo ra cho Thiên Kiều hay không.

Thương Tế Nhụy cười nói: "Cái này ngược lại rất hợp với tình thế!"

Trình Phượng Đài cũng cười nói: "Ở chỗ này hát vở này, thích hợp hơn bất cứ sân khấu nào."

Nữ đào hát kia đang hát đến chỗ xuất sắc:

—— "Tô Tam rời khỏi huyện Hồng Động, đi tới nơi đường lớn. Chưa từng mở lời kể nỗi thảm trong lòng tôi, người quân tử đi qua xin nghe tôi nói: Vị nào đi Nam Kinh chuyển, xin nhờ truyền thư đến Tam Lang. Liền nói Tô Tam phải đoạn mạng, kiếp sau làm chó ngựa xin báo đền."

Thương Tế Nhụy bình luận lời hát: "Chữ đường không hay, chữ chuyển không hay, chữ truyền không hay, chữ nói cũng không hay... Vần không ăn, cô ta hẳn là người miền nam!"

Trình Phượng Đài chép miệng, nói: "Ông chủ Thương, không được phép xét nét người hát dạo."

Thương Tế Nhụy nói: "Em không có xét nét, thuận miệng nói một chút mà thôi." Một mặt móc ra mấy đồng lẻ nhét vào trong chiêng đồng, cười tủm tỉm gật đầu một cái đối với cô nương kia, y bất kể ở nơi nào gặp người hát hí đều luôn cảm thấy rất thân thiết.

Đi xuống một chút nữa, nghe một đoạn tướng thanh, xem một hồi tạp kỹ. Hồi Thương Tế Nhụy mới tới Bắc Bình, yêu thích hiếm lạ Thiên Kiều như gì, ngày ngày tới dạo, quên cả lối về. Sau này phát đạt rồi, cảnh đời thấy cũng nhiều, cũng không có say mê như vậy nữa, y đến Thiên Kiều là có ý đồ khác —— trong bọc quần áo của tướng thanh có gì có thể bỏ vào trong hí hay không, động tác của tạp kỹ mình có thể dùng được hay không. Trình Phượng Đài đến từ đô thị sầm uất như Thượng Hải, nơi náo nhiệt thú vị hơn so với Thiên Kiều hắn cũng thường tới lui, vì vậy cũng không đặc biệt yêu thích, chỉ cảm thấy nơi này có một loại "Tục" và "Thô" một cách tự nhiên, là điều mà những chỗ khác không có, nhiệt tình đáng yêu, cũng có phong thú riêng của nó.
(1) Tướng thanh; tấu nói, một loại khúc nghệ của Trung Quốc dùng những câu nói vui, hỏi đáp hài hước hoặc nói, hát để gây cười, phần nhiều dùng để châm biếm thói hư tật xấu và ca ngợi người tốt việc tốt.
(2) Tô Tam nổi tiếng trong tiểu thuyết và hí kịch, người ở Chu gia trang, phủ Đại Đồng, Sơn Tây thời Minh ( hiện là Bắc Chu trang, huyện Sơn Âm, tỉnh Sơn Tây). Ở Trung Quốc chính là một nhân vật nổi tiếng. Mà câu chuyện Tô Tam gặp nạn, gặp chồng được cứu thoát cũng thật sự xảy ra ở huyện Hồng Động, Sơn Tây.
Vương Cảnh Long, con cái quan lại, gặp mặt Tô Tam, vì là đồng hương ( căn cứ ghi lại hai người cùng là người huyện Khúc Chu, Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc) nhất kiến chung tình, qua lại thân mật, thề non hẹn biển. Ở nơi đó không đến một năm, Vương Cảnh Long hết tiền, bị tú bà đuổi khỏi cửa. Tô Tam muốn Vương Cảnh Long hăng hái phấn đấu, thề không theo người khác. Vương Cảnh Long hăng hái đọc sách, lần thứ hai vào kinh dự thi, thi trúng danh tiến sĩ thứ tám. Tú bà trộm bán Tô Tam lấy 1,200 lượng bạc cho tên Trầm Hồng buôn lậu ngựa ở Sơn Tây làm thiếp. Trầm Hồng liền chuẩn bị mang Tô Tam quay về quê. Trầm Hồng trường kỳ kinh thương bên ngoài, vợ gã Bì Thị tư thông với Triệu Ngang ở quê nhà, cùng Triệu Ngang hợp mưu độc chết Trầm Hồng, vu hãm Tô Tam. Cũng dùng một ngàn lượng bạc đút lót, tri huyện ăn hối lộ trái pháp luật, nghiêm hình bức cung Tô Tam, Tô Tam không chịu nổi hình phạt, chỉ đành khuất nhẫn đồng ý, bị phán tử hình, nhốt vào tử lao, vừa may gặp Vương Cảnh Long đi Sơn Tây nhậm chức tuần án, biết được Tô Tam đã phạm tử tội, liền mật phóng huyện Hồng Động, do thám biết Tô Tam oan tình, hoả tốc áp giải những người có liên quan đến án Tô Tam đến Thái Nguyên.
Vương Cảnh Long để tránh hiềm nghi, nhờ Lưu Thôi quan thay mình thẩm tra xử lí. Lưu Thị công chính phán quyết, Tô Tam kì oan mới có thể được giải, kẻ chân chính phạm tội phải đền tội, tham quan tri huyện bị mất chức, Tô Tam cùng Vương Cảnh Long thành người một nhà. Sau cha của Vương Cảnh Long đắc tội quyền thần thái giám, Tô Tam cùng Vương Cảnh Long đành phải trở về nhà cũ ở Vĩnh Thành.

Bên tóc mai nào phải hải đường đỏNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ