Chương 56

145 6 0
                                    


Bên tóc mai nào phải hải đường đỏChương 56

Tác giả: Thủy Như Thiên Nhi

Dịch: Phong Bụi

Ăn Tết Nguyên tiêu xong, Thủy Vân lâu mở rương đại cát. Trong mười mấy ngày ăn Tết Thương Tế Nhụy cũng không nghĩ tới phải đi mua một tờ báo tới xem một chút, ngày mở rương hôm đó, Cố giám đốc rạp hát Thanh Phong để nịnh bợ Thương Tế Nhụy đã chọn lựa các bài báo khen ngợi liên quan đến 《 Tiềm Long ký 》 của Thương Tế Nhụy trong vòng nửa tháng này toàn bộ mua hết, tự mình ở hậu đài từng chữ từng câu cao giọng đọc cho Thương Tế Nhụy nghe.

Thương Tế Nhụy không giống những đào kép nổi tiếng khác, bên người luôn có một hai văn nhân bợ đỡ như vậy. Y mặc dù rất hưởng thụ cảm giác tiền hô hậu ủng, nhưng sau khi rời rạp hát lại không muốn có người theo bên cạnh. Một Tiểu Lai đã đủ để sai sử. Đối với bạn bè gần gũi với cuộc sống đời thường, y vẫn rất kén chọn. Bình thời Thương Tế Nhụy đúng giờ tới rạp hát hát hí, đốc hí, hát xong rồi chẳng khác gì tan ca, vội vã chạy về nhà ăn khuya ngủ ngon, ai trễ nải một khắc của y y liền nóng nảy. Cố giám đốc rất ít có cơ hội nịnh hót y. Hôm nay mở rương, Thương Tế Nhụy thân là ban chủ, phải dẫn mọi người dập đầu với tổ sư gia, phải đích thân xé niêm phong rương đựng phục trang, phải kiểm tra đồ dùng biểu diễn mới mua, cho nên dậy thật sớm tới sao sát hiện trường, Cố giám đốc có thể coi là đã túm được người.

Cố giám đốc lô lô la la đọc xong một thiên bình luận văn chương như cái loa phóng thanh, các vị đào kép trong Thủy Vân lâu người nào người nấy gật đầu khen, lại thổi phồng thêm một phen. Thương Tế Nhụy bưng một bình trà trong tay, tựa vào ghế dựa của Nguyên Lan cười tủm tỉm nghe, một chút cũng không che giấu lòng hư vinh của mình, nghe rồi nghe vẫn không ngừng uống trà qua miệng bình, điệu bộ càng lúc càng giống mấy người đàn ông thô lỗ hát võ sinh, hát đán người ta nào có thô lỗ như vậy.

Từ trên báo có thể thấy, hí khúc thật sự là một thứ nhã tục đều có thể cùng thưởng thức. Từ văn hào, đại nho đến người kéo xe, người quẩy gánh, khách quen phòng vé của Thương Tế Nhụy trải rộng đủ các giai tầng xã hội. Lúc hát Kinh hí đi đến hí viện Thiên Kiều nhiều hơn, người dân lao động bỏ mấy hào liền mua được một tấm vé là hết một đêm, ngâm nga học hát theo. Có một lần Thương Tế Nhụy ngồi xe kéo, lúc lên dốc núi phu xe để dồn sức đã rống lên một tiếng hí võ sinh của Thương Tế Nhụy—— tai Thương Tế Nhụy rất nhanh nhạy liền nghe ra ý vị Thương phái mình, mím môi không ngừng cười, lúc xuống xe đặc biệt thưởng thêm năm xu. Vở 《 Tiềm Long ký 》này bởi vì là Côn khúc, tiểu dân thị tỉnh khó học được giống, nhưng mà đặc biệt hợp với sở thích của nhân vật có văn hóa, trên báo chí tương đối náo nhiệt. Dù là người văn hóa vốn không biết hát hí, lúc hạ bút viết cũng rất rõ ràng mạch lạc, không bàn về động tác điệu hát, chỉ riêng nghe bọn họ phân tích nhân vật tình tiết đã cảm thấy rất nhiều điều có ích, tri âm hiếm gặp. Mà đám khổ lực chỉ biết khàn cả giọng kêu một tiếng hay cho y. Lúc mới xuất đạo, Thương Tế Nhụy thích sự ồn ào nhiệt tình này, hát lâu lòng cũng trầm, vẫn là thích nghe chút phản ánh đáng nghiền ngẫm hơn. Cho nên những năm này Kinh kịch được hoan nghênh như vậy, y cũng không dám từ bỏ Côn khúc. Sau khi tới Bắc Bình, Thương Tế Nhụy ngồi vững ngôi báu lê viên, tình trạng kinh tế của Thủy Vân lâu cũng thoải mái hơn chút ít, rốt cuộc có thể tùy tâm sáng tạo một ít hí không vì vé bán, sự phong phú trong tâm hồn những đào kép khác không hiểu được.

Bên tóc mai nào phải hải đường đỏNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ