Bên tóc mai nào phải hải đường đỏChương 19
Tác giả: Thủy Như Thiên Nhi
Dịch: Phong Bụi
Trình Nhị gia nghiêm túc bao đào hát, dĩ nhiên là phải có dáng vẻ bao đào hát. Thương Tế Nhụy là con trai hát hí Trung Quốc, từ nhỏ đã hóa trang cổ nhân tiền triều trong kịch, phong lưu cổ ý lượn lờ quanh thân, rất tao nhã, rất trong lành, khác một trời một vực với những hạng vũ nữ minh tinh Tây Dương hóa mà hắn qua lại trong quá khứ. Nhưng bất luận là nam đào hát hay nữ đào hát, đào hát bản xứ hay đào hát ngoại quốc, ca tụng đeo đuổi bọn họ đại khái đều cùng một phương thức như vậy.
Trình Phượng Đài lướt qua cả trăm bụi hoa, đối với những phương thức này quá am hiểu, nằm lòng, phàm là hí của Thương Tế Nhụy, hắn liền đặt năm sáu giỏ hoa lớn, đưa đến cửa Rạp hát Thanh Phong bày ra hai bên trái phải, ký tên chỉ viết hai chữ "Nhị gia". Làm như vậy được mấy ngày, Thương Tế Nhụy bởi vì cho tới bây giờ đều không quá quan tâm những thứ bày biện này, nói một câu cảm ơn, không bày tỏ sự hưng phấn đặc biệt gì, em vợ Phạm Liên lại nhảy chồm chồm.
Buổi sáng mười một giờ, Phạm Nhị gia chặn Trình Phượng Đài ở trên giường, đến sớm một chút biết hắn chưa dậy, đến muộn một chút người này liền không thấy bóng ngay. Trình Phượng Đài bây giờ cũng không đi đánh bài, hàng đêm dốc bầu tâm sự cùng Thương Tế Nhụy, kề sát bên nhau trò chuyện tới rạng sáng. Trời lạnh như vậy, hai người còn đi dạo ở khu hồ Hậu Hải, cóng đến đỏ mũi đỏ tai còn không chịu giải tán, còn vô số lời muốn nói, chờ về đến nhà đều đã quá nửa đêm rồi. Vào lúc này Trình Phượng Đài nửa tỉnh nửa mơ ngủ nướng trên giường, nghe có người vào phòng, cho là người làm, khàn cổ họng nói: "Vắt cho tôi một cái khăn nóng qua đây."
Phạm Liên ngồi vào mép giường, mặt giận tái đi trợn mắt nhìn Trình Phượng Đài. Trình Phượng Đài hồi lâu chờ không thấy động tĩnh, vừa mở mắt nhìn thấy là Phạm Liên, liền nhắm mắt lại, trở mình, lưng hướng về phía anh ta: "Có chuyện gì à?"
Phạm Liên trầm giọng nói: "Anh nói anh bao đào hát, kéo tôi vào làm gì?"
Trình Phượng Đài mơ hồ hửm một tiếng: "Là sao?" Hắn không nhớ có mang Thương Tế Nhụy ra chia sẻ cùng em vợ hồi nào.
Phạm Liên nói: "Anh tặng hoa cho Thương Tế Nhụy thì tặng hoa, viết Nhị gia làm gì?"
"Nhị gia thì làm sao?"
"Anh là đại nhân vật ở đâu vậy chứ! Ngay cả họ cũng lười ký rồi! Thì ra cả cái Bắc Bình rộng lớn như vậy liền chỉ có một mình anh là Nhị gia? Người khác thì không phải?"
Trình Phượng Đài ở trong chăn chậm rãi vươn vai một cái: "Cậu cũng là cậu cũng là. Ờ? Cậu cũng Nhị. Thì sao chứ, Nhị gia?" (Nhị: hai, cũng có nghĩa chỉ người ngu ngốc)
Phạm Liên kể câu chuyện ra, thì thật đúng là buồn cười. Thì ra anh ta mặt dày mày dạn hỏi xin Thương Tế Nhụy hai tấm vé xem hí, mời một nữ sinh tân thời có khí tức văn nghệ nồng đậm mà gần đây mới để ý đi nghe hí. Đến rạp hát Thanh Phong, trước cửa xếp một loạt giỏ hoa ký tên Nhị gia, ngẫu nhiên gặp phải một tên công tử nhà giàu có quen biết với Phạm Liên qua chào hỏi, bởi vì bên người anh ta có một cô gái xinh đẹp, chào hỏi liền lộ thần sắc mập mờ, nháy nháy mắt. Nữ sinh kia nhìn thấy, đầu óc trong nháy mắt liền vấp phải, liên tưởng ngay đến những câu chuyện sáo mòn của phái uyên ương hồ điệp, tiến lên lấy dải ruy băng đề tên dắt trên giỏ hoa xuống mang hỏi Phạm Liên: Phạm Nhị gia, vé hôm nay là anh cố ý mua? Phạm Liên nói là ông chủ Thương tự mình tặng. Nữ sinh lại hỏi: Anh và ông chủ Thương quen biết từ lúc nào? Phạm Liên nói: từ lâu rồi, ở Bình Dương đã là người quen rồi. Cô gái cười lạnh nói: Đây thì đúng là lời nói thật. Đã nghe người ta đồn từ lâu rằng Phạm Nhị gia năm đó theo đuổi Thương Tế Nhụy ở Bình Dương, đáng tiếc Thương Tế Nhụy yêu Tưởng Mộng Bình, không để ý tới anh; sau đó Thương Tế Nhụy vào Bắc Bình, anh ngàn dặm xa xôi theo tới, si tâm không thay đổi. Thế nhưng anh cũng đừng có hòng vừa lấy lòng y, vừa mang tôi ra chọc tức y! Phạm Liên, tôi coi thường anh!
BẠN ĐANG ĐỌC
Bên tóc mai nào phải hải đường đỏ
רומנטיקהBên tóc mai nào phải hải đường đỏ [Tấn biên bất thị hải đường hồng] Tác giả: Thủy Như Thiên Nhi Thể loại: Dân quốc, Lê viên (gánh hát), đam mỹ Tình trạng: On-going Độ dài: 131 chương. Dịch: Phong Bụi Văn án Bắc Bình (1) năm 1933, là nơi náo nhiệt nh...