Chương 23: Tử

8 3 0
                                    

        "Mẹ của tôi, không phải mẹ của tôi." Bác Triều dựa vào lòng Vỹ Thanh. Nói thật chậm, thật chậm.

        Vỹ Thanh không nói gì cả, lời Bác Triều nói có chút khó hiểu, nhưng đủ để ngờ ngợ nhận ra một điều gì đó. Bác Triều...có lẽ không có mẹ ruột.

        "Tôi có mẹ, chỉ là bà ấy không phải là người sinh ra tôi. Tôi cũng sớm biết mình không phải con ruột, vì bà ấy nhận nuôi tôi khi tôi đã lên 7 tuổi, đã đủ để nhận thức rằng cái nơi mình sống trong 7 năm đó không phải là nhà mà một đứa trẻ bình thường sẽ có. Vì nơi ấy được gọi là nhà tình thương, nơi mà những đứa trẻ không liên quan gì đến nhau, ở những độ tuổi khác nhau, cùng không biết bố mẹ chúng là ai, và cùng được cho chỗ ăn chỗ ở. Họ nói tôi là đứa trẻ khác loài, vì tôi không giống những đứa trẻ kia, khi chúng còn khóc lên khóc xuống gặp ai cũng gọi là cha mẹ, thì tôi đã tự biết những người tên cha mẹ này, tôi không có.

          Rồi một hôm, bà ấy đến, theo những gì tôi nhớ được lúc đó, sự xuất hiện của bà ấy tại trại trẻ mồ côi đó được những người bảo mẫu chăm chúng tôi bàn tán sôi nổi. Họ nói rằng bà ấy đã nói chuyện với chủ của trại trẻ, nói rằng mẹ tôi đã đến đó một mình, không hề xuất hiện bóng dáng nào của người đàn ông đi cạnh, bà ấy không giống những người phụ nữ khác từng đến trại trẻ. Họ rỉ tai nhau những thắc mắc, kì lạ nhỉ, một người phụ nữ khi ấy mới hai mươi sáu tuổi, một thân một mình đem theo cái khí chất lạnh lẽo, nghiêm nghị của mình đến và bày tỏ ý muốn nhận nuôi một đứa con, một người mà mình có thể nuôi dưỡng và chăm sóc. Tôi khi ấy rất tò mò về người phụ nữ này, vì tôi chưa từng gặp được ai cũng bị cho là khác người như mình.

          Bà ấy cứ cách vài tháng lại đến cô nhi viện một lần và tìm kiếm đứa trẻ cho bà sự kết nối đặc biệt mà bà tin chắc sẽ xuất hiện ở đó. Và rồi mẹ cứ đến rồi lại đi, tôi cứ thế đứng từ xa quan sát bà ấy vui đùa với những đứa trẻ và rồi lại mang trên mặt một nụ cười nhưng vẫn lắc đầu một mình rời khỏi. Đến lần thứ năm, bà ấy gặp tôi, bà ấy đã đến bắt chuyện với tôi khi tôi đang ngồi ở băng ghế đá sau cô nhi viện để đọc sách, nơi mà bà ấy chưa bao giờ và đáng lẽ ra sẽ không bao giờ đặt chân đến. Mẹ kể với tôi cứ như một phép màu, bà bị thôi thúc, một sự thúc đẩy mãnh liệt đến nỗi bà chưa kịp suy nghĩ gì đã bị đôi chân của mình đưa đến trước mặt tôi, và đó là khi mẹ gặp được đứa trẻ mà mình muốn nuôi dạy thành người. Và rồi hôm đó, bà rời đi nắm chặt lấy tay tôi. Đó là lần đầu tiên tôi đến gần bà đến vậy, lần đầu tiên tôi biết mình sẽ không ở ngôi nhà tình thương này nữa, và là lần đầu tiên tôi được gọi ai đó là mẹ.

      Mẹ dành tất cả thời gian rảnh của mình cho tôi, nhưng là một bác sĩ khoa ngoại, bà làm gì có chừng ấy thời gian rảnh. Tuy vậy, mẹ đã dạy tôi tất cả mọi thứ để trở thành người như hôm nay, dạy tôi cách sống lễ độ, dạy tôi làm sao để bản thân không thiệt thòi, dạy cách học tập, cách ăn nói, tất cả mọi thứ trên đời này. Tôi có thể khẳng định rằng bà ấy thật sự không giống những người phụ nữ khác, bà không dạy tôi theo cách làm theo ý mình hay nói rằng tất cả là lỗi của tôi. Và bà vẫn luôn khó hiểu đến vậy, cuộc đời bà đến bây giờ cũng chỉ có đến bệnh viện, về nhà và ở bên tôi. Người phụ nữ ấy vẫn luôn sống theo cách mình muốn và chẳng làm hại đến ai, bà ấy đã và đang cống hiến hết mình cho việc cứu người, và nuôi dạy cũng coi như là thành công một đứa nhỏ. Nhưng tôi biết vì tôi khi ấy đã đủ lớn, tôi vẫn luôn có khoảng cách với bà, tôi chưa từng đòi hỏi, chưa từng làm bất cứ thứ gì có thể ảnh hưởng đến thời gian hay tiền bạc của bà. Bà nói đó là hiểu chuyện, nhưng tôi biết sự hiểu chuyện của mình khiến bà nặng lòng." Bác Triều nói một tràng dài rồi từ từ chậm lại, chậm lại đến khi dừng hẳn việc kể chuyện.

      "Bảo kể về tôi mà tôi nói về mẹ mình hơi nhiều nhỉ?" Cậu ấy cười rồi quệt đi giọt nước mắt đang lăn trên má.

      "Vì ông thương bà ấy, vì dù biết rõ bà ấy không phải người đã rứt ruột sinh ra mình nhưng lại tự nguyện đưa hết những thứ mình có cho ông. Nhưng ông biết không, ông thật sự vẫn đang về ông, và tôi thì còn có thêm thông tin của mẹ chồng, không phải một câu chuyện tệ đâu." Tôi nói với giọng đùa đùa, nhưng những lời nói ra đều là thật, tôi đã biết rất nhiều điều về Bác Triều, và còn biết thêm về mẹ cậu bạn trai, điều mà tôi có thể tận dụng để phân tích làm sao thuyết phục bác ấy cho tôi ở bên con trai bác sau này. Rồi dùng tay mình lau đi những giọt nước mắt cuối cùng đọng trên mặt cậu người yêu, rồi sờ nhẹ đuôi mắt đã đỏ lên của Bác Triều.

    " Tôi gần như không còn gì để nói, từ trước đến nay tôi cũng chỉ có ăn, ngủ rồi đâm đầu vào sách, trước sau khi một, đều đồng nhất nhạt nhẽo. Thứ tôi nhớ ra để kể, cũng chỉ có bấy nhiêu." Bác Triều nói chất giọng nghẹt vì vừa khóc.

    "Khi nào nhớ ra thì lại kể tiếp, đâu ai bắt ông kể hết trong một lần đâu mà, biết thêm về ai đó là một quá trình lâu dài và mất thời gian, còn biết thêm về ông, có mất bao nhiêu thời gian thì tôi vẫn luôn ở bên để nghe." Nói rồi tôi ôm lấy cậu người yêu thật chặt, hôn nhẹ cánh môi phớt hồng của người kia, có lẽ vì đột ngột, mặt Bác Triều đỏ lự rồi nhào vào tôi, hai cậu trai cứ thế ôm nhau thật lâu, luyến tiếc chẳng rời.
—-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Bác Triều: Sao...tự dưng lại
Vỹ Thanh: Người ở trong lòng tôi là của tôi, tôi muốn làm thế nào thì làm.
Bác Triều: Chắc chắn là tại tôi quá đẹp trai, đồ háo sắc.
—-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tác-trí nhớ kém- giả: quên mất đã cho hai cậu chàng sắp thành niên này chạm môi nhau lần nào chưa, nhưng thôi, mỗi cái chạm là một lần quắn quéo.

Thuật Đọc Tâm [Tình Trai]Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ