Chương 236: Yêu Nương

576 12 0
                                    

Trung tuần tháng tám, Thiên Giáo đánh vào Trực Lệ, thuộc nơi Bảo Định phủ trú quân, "Cần vương chi sư" thì theo sát phía sau, thu được Chân Định phủ mà Thiên Giáo tốn bao công sức đánh hạ.

Bảo Định cách kinh thành chưa đến nửa ngày ra roi thúc ngựa.

Chân Định ở đông nam Bảo Định, cách kinh thành xa hơn một chút, nhưng cũng chỉ cách Bảo Định chưa đến nửa ngày đường.

Lúc mấy người Yến Lâm dẫn binh đến Chân Định, nghĩa quân Thiên Giáo đóng quân trong thành căn bản không chống chọi nổi tấn công, vốn đã là quân mỏi ngựa mệt, vừa đánh với triều đình còn chưa kịp thở một hơi đã nghênh chiến quân Hân Châu, quân Hoàng Châu, sao có nổi chút sức phản kháng?

Chưa đến hai canh giờ đã mở cổng thành đầu hàng.

Vào trong thành, xung quanh đều là tai hoạ sau chiến tranh, mặt đất bừa bộn, khắp nơi hoang tàn.

Vạn Hưu Tử cũng không phải nhân vật tốt bụng dễ chung sống gì cho cam, biết rõ nếu bản thân dựng lại thủ mỗi thành trì đã đánh hạ, ắt sẽ đứng trước tình trạng trước có sói sau có hổ, gặp thế tấn công từ hai phía Tạ Nguy cùng triều đình, đến lúc đó càng không còn cơ hội sống sót.

Cho nên hai tháng gần đây, lại nghĩ ra vài biện pháp làm "suy yếu" Tạ Nguy.

Tỉ như đi vào thành liền đốt giết cướp đoạt, vét sạch gia tài của hương thân quan liêu phú hộ, được thì mang đi, không được thì thiêu huỷ, kkhông muốn để lại cho Tạ Nguy dù là chút lương thảo. Thậm chí nếu trong thành còn có thanh niên trai tráng, thì hoặc cưỡng ép vào nghĩa quân, sung làm vật hy sinh cho lần công thành tiếp theo, hoặc là giết tại chỗ, tránh cho họ gia nhập phe quân Hân Châu.

Cho nên những nơi nghĩa quân Thiên Giáo đi qua, mười thành thì chín thành trống không.

Giai đoạn trước là bị Vạn Hưu Tử hạ lệnh cướp bóc kiểm kê, sau đó là dân chúng tranh thủ trước lúc giao chiến đã trốn đi hết, tránh nguy nan, chờ khi "cần vương chi sư" của Yến Lâm tướng quân đến mới về thành.

So sánh hai vị tướng...

Vạn Hưu Tử là ma quỷ, Tạ Cư An là thánh hiền;

Quân khởi nghĩa là tội phạm, quân Hân Châu là vương sư.

Nhưng ai biết được người đứng sau thúc đẩy hết thảy căn bản lại chính là "Vương sư", là "thánh hiền"?

Yến Lâm lãnh binh tác chiến, Tạ Nguy mưu tính đại cục, Lữ Hiển sắp xếp lương thảo. Đương nhiên ở đây không thiếu một phần sức của Khương Tuyết Ninh, dù sao từ lúc tiếp quản phía nam từ tay Thiên Giáo, một vùng làm ăn Thục Trung cùng Giang Nam tự nhiên lấy được về, cho dù Chu Dần Chi trộm tín vật đi, thế nhưng đó chẳng qua cũng chỉ là cướp mười mấy vạn lượng bạc cất giữ trong tiền trang.

Tiền là vật chết, người sai sử được tiền mới hạn hữu.

Nàng không hề nhàn rỗi, đọc đường đều đi sau quân, kéo cả Vệ Lương không tham gia khoa cử theo. Mỗi khi đến một thành, nhất định sẽ hỏi dân sinh trước, nhập gia tuỳ tục, bố trí dân nuôi tằm, có tác dụng trấn an bách tính rất lớn.

KHÔN NINH CHƯƠNG 201- HẾT ( EDIT)Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ