Mọi việc tiếp theo cũng được xử lý xong xuôi. Có được kẻ hạ độc trong tay là được, còn về việc sau lưng ai mới là người sai khiến, kể cả nàng ta có là cảm tử không sợ chết, chỉ cần còn sống rơi vào tay Độc Cô Tuyệt, chắc chắn có thể bắt nàng ta khai ra được, nên tất nhiên có thể ăn nói với sáu nước kia rồi.
Đồng thời, nếu trong sáu nước có kẻ nào muốn mượn đao giết người, sẽ càng giúp cho Độc Cô Tuyệt có được một cái cớ tốt. Xét cho cùng đình chiến bấy nhiêu năm, cũng đến lúc phải mài đao một chút rồi chứ. Dĩ nhiên, điều kiện tiên quyết vẫn phải là do một nước khác gây ra.
Một lễ hội hoa Mẫu đơn tốt đẹp là thế, cuối cùng lại kết thúc đầy vội vã. Đám sứ giả các nước, rồi thì hoàng thân quốc thích quan to quý tộc trong triều làm gì còn có bụng dạ nào mà ngắm hoa.
Sau hội Bách hoa Mẫu đơn hỗn loạn kia, dân chúng bình dân khắp Khánh thành của Tần quốc dĩ nhiên ai nấy đều khen ngợi thủ đoạn cứng rắn của Dực Vương Độc Cô Tuyệt, binh sĩ nước Tần được huấn luyện nghiêm minh. Nhưng đồng thời cái tên Vân Khinh cũng được lan truyền khắp chốn, nhất là khi nghe tin ngự y của Tần quốc đến xử lý nốt độc tố còn lại trong người các vị công chúa, quận chúa, người nào cũng thốt lên những từ ngữ ca ngợi cảm thán kinh ngạc và khó lòng tưởng tượng nổi, càng khiến cho nhân vật Vân Khinh càng trở nên nổi tiếng.
Thủ đoạn thần bí khó lường, khí chất kỳ ảo mà thanh nhã, sủng vật kỳ lạ đầy đáng sợ, trí tuệ mẫn tiệp đứng trên mọi người, đơn giản được truyền tai nhau thành một người trời, thế gian không tài nào có được, và cứ thế biến thành một tiên nữ với bóng hình mờ ảo, ngoài tầm tay với nhưng lại mang một tấm lòng nhân ái của người trần.
"Tiên nữ, hừ, cái dạng của ngươi ấy à." Trong Dực Vương phủ, Độc Cô Tuyệt ngả người trên chiếc ghế dựa bằng trúc Tiêu Tương (*) , nhìn Vân Khinh đang thản nhiên thong dong pha trà trước mặt, mỉa mai châm chọc lên tiếng.
(*) Trúc Tiêu Tương: Tiêu Tương là một địa danh, là khúc sông nơi sông Tiêu và sông Tương hợp lại làm một. Truyền thuyết kể rằng vua Thuấn có hai vợ là hai chị em Nga Hoàng và Nữ Anh. Khi vua Thuấn chết, hai chị em cùng khóc chồng đến chảy máu mắt ở bến Tiêu Tương, tương truyền nước mắt hai bà vảy lên bờ trúc ven sông hóa thành vân trúc rất đẹp. Từ đó trúc mọc bên bờ Tiêu Tương nổi tiếng với vân trúc đẹp và quý. Cũng vì điển tích này mà Tào Tuyết Cần để cô Lâm hay khóc chọn Tiêu Tương quán trong vườn để ở, và tự lấy biệt hiệu cho mình là Tiêu Tương phi tử.
Trong tay Vân Khinh là một chiếc ấm tử sa (*) , rót vào hai chiếc chén nhỏ trên chiếc khay trà bằng gỗ đàn hương (**) vuông vắn thứ trà Long Tỉnh ( *** ) thượng hạng. Chỉ thoáng chốc, một mùi thơm ngan ngát bay ra, ngào ngạt cả một phòng.
(*) Tử sa: một loại đất sét, có nhiều ở Nghi Hưng, tỉnh Giang Tô. Đất rất mịn, hàm lượng sắt cao, sau khi nung có màu nâu đỏ, tím đen. Chủ yếu dùng làm đồ uống trà như ấm, chén...
(**) Gỗ đàn hương: loại gỗ cứng, khô chậm, để lâu sẽ chuyển từ màu vàng sang màu nâu sẫm, có khả năng chống lại côn trùng và nấm, không sợ ẩm ướt. Gỗ đàn hương thường được dùng trong điêu khắc, và vì có mùi thơm nhẹ và vị cay ấm nên còn được dùng làm hương liệu, dược liệu.
BẠN ĐANG ĐỌC
[Cổ đại] Thú Phi - Chu Ngọc
RomantizmTác giả: Chu Ngọc Biên tập: Lãnh Vân & MDH Thể loại: Cổ đại http://macdichhoi.wordpress.com/ Độ dài: 174 chương Tình trạng bản gốc: hoàn Tình trạng bản edit: hoàn Notes: Thật ra bộ này cũng khá nhiều nhà đăng rồi, nhưng toàn gộp mấy chục chương...