Mồng một tết là ngày đầu tiên bắt đầu năm mới, cũng là thời điểm tiễn năm cũ đón năm sang, dù là bách tính thường dân hay là triều thần hoàng thất, ai ai cũng coi trọng ngày lễ trọng đại này.
Ngày tết.
Theo lịch nông nghiệp, ngày hai mươi ba tháng chạp đã được coi là ngày bắt đầu năm mới, chuẩn bị đồ tết, cúng ông Táo về trời. Không khí đón tết ở kinh đô Khánh Nguyên triều đương nhiên sẽ náo nhiệt hơn nhiều so với các châu phủ khác. Mua bánh ngọt, làm bánh mật, hạt dẻ chưng đường, nhà nhà đều vội vàng bận rộn không biết trời đất đâu đâu. Mà ở quý phủ của Thẩm đại nhân lại xảy ra một chuyện rất lạ kỳ, vừa đến tết, tất cả tôi tớ đều được cho về nhà, đây cũng là chuyện hiếm trong những nhà phú quý.
Tết càng đến gần thì càng lúc càng bận rộn.
Sáng sớm đã phải xếp hàng đi giành mua bánh ngọt, sau đó hai cha con luôn tay nhào nặn làm bánh mật, rồi lại lột vỏ hết hạt dẻ chưng đường.
Quan trọng nhất là, vào lúc này Thẩm Quát còn phải chuẩn bị lễ vật mà đem tặng. Vị đại nhân nào thích cái gì, vị đại nhân nào kiêng kị cái gì, ông đều ghi chép rõ ràng trong một quyển sổ tay.
Đối với chuyện này, thực ra hai cha con nhà nàng cũng đã từng hội ý. Bởi vì thực sự Thẩm Hành không sao hiểu nổi, một người mà cho dù tro hương có từ trên bàn thờ rớt xuống cũng phải thu gom cẩn thận, một thanh quan không vơ vét một cây kim sợi chỉ của triều đình, thì rốt cuộc ông có lễ vật gì mà mang tặng họ đây.
Quan trọng hơn là, cha nàng không hề muốn thăng quan tiến chức, càng chẳng có yêu cầu gì cao sang với cuộc sống bản thân, thì không biết tại sao ông lại phải tặng quà một lượt từ quan nhất phẩm cho tới quan thất phẩm?
Thế nhưng, cha nàng lại cho rằng, việc tặng lễ và ý nghĩa của nó chẳng giống nhau. Tặng lễ cho đồng liêu, lễ trọng là thanh cao văn nhã, gọi là trao đổi tình cảm, giao lưu bạn bè. Lễ kém thì lại là mất mặt, chẳng có gì vẻ vang.
Thẩm Hành luôn nghĩ, nếu không phải vì ông là cha đẻ của mình, chắc chắn nàng đã trở mặt từ lâu, làm gì có kiểu im lặng mà chịu đựng như lúc này.
Còn có một chuyện khiến nàng không sao tưởng tượng nổi, vào ngày đi tặng lễ, giá trị của món quà còn được phát huy quả đúng thật kinh người.
Giấy đỏ, bánh mật, hộp gấm, đây là ba thứ mà khi vừa bước chân ra đến cửa cha nàng đã căn dặn cần mua.
Thẩm Quát viết chữ cũng không tồi, lại là người thường xuyên chủ trì lễ tế, lễ khánh thành,... nên các vị đồng liêu đều cảm thấy chữ viết của ông mang phúc khí. Vì vậy mỗi khi gặp mặt, những người này đều xin mấy bức vẽ hay các câu đối chúc xuân của ông, đây cũng là lễ vật mà họ khá là ưa thích.
Còn bánh mật thì tượng trưng cho việc thăng quan liên tục, còn vì sao đến vật tầm thường như vậy họ lại phải chạy đi mua bên ngoài, đó là vì cánh tay hai người sắp đứt lìa tới nơi, cho nên phải cắn răng chịu đựng mà đi mua ngoài tiệm.
Lúc ra chợ mua hàng, sự phồn hoa của vương triều, sự cường thịnh của quốc gia, và cả vẻ phú quý giàu có của quý tộc hay dân thường, tất cả đều được bộc lộ một cách rõ ràng tỉ mỉ.
BẠN ĐANG ĐỌC
[FULL] Thiên Tuế Sủng Phi - Tô Áng
Lãng mạnTác giả: Tô Áng Tên gốc: Nô tì, cử án kì môi; Xứng lứa vừa đôi (Mình tìm thấy bản convert dưới cả hai tên nên mình cũng không rõ tên nào là tên chính nữa) Thể loại: cổ đại, sủng, hài hước, 3s, 1v1 Độ dài: 91 chương + 7 phiên ngoại Nguồn: http://tru...