Chương 17: Mau mau về nhà

3.4K 256 8
                                    

Bùi Thanh Hoằng là Thượng thư bộ Công, giao thông thủy lợi đều nằm trong phạm vi quản lý của hắn. Ý tưởng thành lập bưu cục là do hắn khảo sát trước, sau còn tham khảo suy nghĩ của mẫu thân hắn - một đại thương nhân - rồi đắn đo cặn kẽ, tất cả số liệu đều ở đó, hắn cũng có đủ lý lẽ để đi thuyết phục người đang thượng vị tiếp thu ý kiến của mình.

Cho dù giai đoạn đầu chiếm không ít kinh phí đầu tư, nhưng chắc chắn sau này sẽ không chỉ là một chỗ tốt để bách tính gửi đồ vật qua lại. Ở Đại Lam, làm chuyện viết sách truyền cho đời sau, khoe khoang văn tự đều là văn nhân. In ấn thủ công ở Lam quốc tương đối phát đạt, nhưng việc thành lập thư cục (nhà in) chủ yếu đều do tư nhân làm. Ngoại trừ gửi thư tín qua bưu điện, hắn còn muốn lợi dụng bưu cục được triều đình lập ở các nơi để phát hành báo chí, hướng lực ảnh hưởng của các văn nhân về kinh thành để duy trì triều đình, mảng báo chí chắc chắn không cần lo về doanh số và phát triển.

Bùi Thanh Hoằng chưa bao giờ hoài nghi về sức ảnh hưởng của dư luận, một khi báo chí đăng văn chương lưu truyền trong bách tính lên liền có tính xác thực tương đối, triều đình lúc nào cũng có thể định hướng dư luận ổn định lòng dân. Với sức ảnh hưởng của báo chí, Bùi Thanh Hoằng vô cùng tin tưởng người đang thượng vị sẽ không cự tuyệt điểm tốt này.

Mỗi triều đại đều có điểm thiếu hụt của chính mình, rất nhiều ngành sản xuất của Đại Lam đều do thương nhân nhận thầu, quan phủ cũng không tranh đoạt miếng thịt mỡ từ cơ cấu vốn đã thích hợp. Đa phần quốc khố đều ỷ vào thuế thu nhập của thương nhân và nông dân, tuy ngân khố đẫy đà nhưng theo Bùi Thanh Hoằng, nguồn gốc kinh tế quả thực quá đơn điệu.

Bởi vì quốc gia coi trọng thương nhân, kinh tế Đại Lam phát triển rất tốt so với nhiều triều đại khác trong trí nhớ của hắn. Ngoại trừ diêm nghiệp, sắt đá này nọ là mạch máu của kinh tế nên bị quốc gia nắm chặt trong tay, những mặt khác đều do nhân dân tự do phát triển. Lúc này Bùi Thanh Hoằng muốn xây dựng bưu cục ở các nơi, cũng không thể nói là hoàn toàn không dựa trên dân chúng, tựa như quốc gia có ngân hàng nhưng cũng có chính phủ tư nhân vậy. Dù Diệp thị cũng có ý nhúng tay vào phương diện này, nhưng hắn cũng không đến mức tự chôn vùi con đường tài lộ nhà mình.

Để giảm cản trở đến mức tối thiểu, Bùi Thanh Hoằng miêu tả kỹ càng tỉ mỉ phương pháp thành lập quan hệ hợp tác giữa thương nhân và quan phủ trong tấu chương của mình. Thế nhưng hắn có hoàn thiện điểm mạnh của các biện pháp đầy đủ đến đâu đi chăng nữa, vẫn phải xem người đương quyền.

Bất kể là cải cách hay gì, nếu không thể duy trì lợi ích của người thượng vị, hay thời điểm thực thi hao tài tốn của, chắc chắn sẽ biến chuyện tốt thành chuyện xấu. Bè phái bảo thủ cố chấp luôn luôn không thích người trẻ tuổi làm ra điều mới, tỷ như nguyên lão tam triều tuổi đã đầu năm, năm đó thái phó Trịnh Cẩm của Thái tử cùng Tả tướng vốn ở thế tương quan, duy trì quan hệ thông thường, vậy mà nói phản đối liền phản đối.

Nếu Hoàng đế quá mức cẩn trọng, bảo thủ cố chấp, dù ý tưởng của Bùi Thanh Hoằng có tốt, nhưng nếu không lộ rõ hiệu quả khi bắt đầu thì cũng sẽ bị đánh trở về thực nhanh. May mà Thái thượng hoàng là nhân vật thích đổi mới, có gan mạo hiểm, chỉ cần một lời nói của y, Bùi Thanh Hoằng liền biết việc này sẽ thành.

[EDIT/HOÀN] Lấy Vợ Lấy Phải Thái Thượng HoàngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ