Góc giới thiệu

12.1K 267 12
                                    

Vấn đề cưỡi bò ở chương 1 mà có quá nhiều bạn thắc mắc, hôm nay lại có bạn nhắc tới nên mình giải thích một chút về vấn đề này. (trong tiếng Trung trâu và bò là một từ nên lúc mình dịch trâu, lúc dịch bò mọi người thông cảm)

Theo ghi chép xưa để lại thì Lão Tử thích cưỡi bò xanh, trong bảo tàng Đài Bắc hiện nay có bức tranh "Lão Tử kỵ ngưu đồ", trong bức tranh Lão Tử cưỡi một con bò xanh, tay cầm một cuốn thi thư và nhìn về phía dơi đang bay, dáng vẻ sinh động, thú vị, đậm chất tiên phong đạo cốt.

Nếu ai đã xem phim hoặc đọc các tác phẩm kinh điển như "Phong thần bảng", trong đó có một người là Hoàng Phi Hổ, vật cưỡi của ông là một con bò, trong "phong thần diễn nghĩa" có ghi lại rằng thần ngưu có màu lông sặc sỡ, sức mạnh vô biên, có khả n...

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Nếu ai đã xem phim hoặc đọc các tác phẩm kinh điển như "Phong thần bảng", trong đó có một người là Hoàng Phi Hổ, vật cưỡi của ông là một con bò, trong "phong thần diễn nghĩa" có ghi lại rằng thần ngưu có màu lông sặc sỡ, sức mạnh vô biên, có khả năng bay qua mây và sương mù, và đôi chân cực kỳ nhanh nhẹn, là một thần thú cổ.

Nếu ai đã xem phim hoặc đọc các tác phẩm kinh điển như "Phong thần bảng", trong đó có một người là Hoàng Phi Hổ, vật cưỡi của ông là một con bò, trong "phong thần diễn nghĩa" có ghi lại rằng thần ngưu có màu lông sặc sỡ, sức mạnh vô biên, có khả n...

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Hai người yêu bò được đề cập trong bài viết trước đều là những nhân vật thời Đông Tây Chu và thời Xuân Thu.

Vào những năm cuối của thời Chiến Quốc thì thiên hạ được thống nhất, Thủy Hoàng xưng đế, thành lập ra nhà Tần, cho đến khi Tần Nhị Thế băng hà. Sau đó bắt đầu cuộc đấu tranh giành quyền bá chủ của nhà Chu - Hán nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa. Do chiến tranh kéo dài nên ngựa bị thiếu thốn trầm trọng, trong thời kỳ đặc thù đó thì trâu bò đã phát huy được tác dụng giao thông quan trọng của chúng. Thời nhà Hán trên đường thường xuyên có thể nhìn thấy xe bò, đây là biểu hiện của việc xe bò được dùng rộng rãi...

Vì vào đầu thời Hán thiếu ngựa mà đất nước thường xuyên bị ngoại xâm quấy nhiễu, cho nên các nhà cai trị đã nảy ra ý tưởng cho thiên tử quan viên cưỡi trâu xuất hành

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Vì vào đầu thời Hán thiếu ngựa mà đất nước thường xuyên bị ngoại xâm quấy nhiễu, cho nên các nhà cai trị đã nảy ra ý tưởng cho thiên tử quan viên cưỡi trâu xuất hành. Như vậy không chỉ trợ giúp tiền tuyến mà còn có thể giảm gánh nặng thiếu ngựa của đất nước...

Từ đó xe bò cũng dần được người dân sử dụng, vì đường xá thời đó không bằng phẳng, toàn là lát bằng đất đá nên chắc chắn sẽ xuất hiện một số ổ gà, xe bò đi chậm cho nên người ngồi sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Còn nếu là xe ngựa, khó có thể dễ chịu trên loại địa hình này, do vậy sự yêu thích của mọi người đối với bò cũng tăng lên rất nhiều, xe bò cũng được sử dụng nhiều hơn.

Lần theo nguồn gốc của xe bò, trên thực tế, việc sử dụng xe bò không chỉ bắt đầu ở đó

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Lần theo nguồn gốc của xe bò, trên thực tế, việc sử dụng xe bò không chỉ bắt đầu ở đó. Ngay từ trong sách "Thương Thư" đã ghi lại cách nói "Chu thiên tử giá lục, thần hạ giá tứ".

Chỉ là thời đó việc ngồi xe không phổ biến lắm, ngựa cũng không thiếu, vì vậy cưỡi ngựa vẫn là chính, chỉ khi không đủ ngựa thì mới có cưỡi trâu/bò. Nhưng từ bây giờ, chúng ta có thể biết rằng việc sử dụng xe bò đã bắt đầu từ thời Đông và Tây Chu.

Tiếp đến lịch sử nhà Hán chia thành Đông và Tây Hán, thời kỳ thịnh vượng thứ hai của trào lưu cưỡi bò vào thời Đông Hán. Vào thời điểm đó, Hán Quang Vũ đế Lưu Tú nổi lên, chế độ của Vương Mãng bị lật đổ và Lưu thị giành lại quyền lực. Nhưng vì những năm tháng chiến tranh kéo dài, cộng với xự thống trị tàn bạo cho nên cuộc sống của người dân từ lâu đã trở nên khốn khổ.

Sau khi Lưu Tú lên nắm quyền, ông lập tức đưa ra một loạt chính sách, theo "Hậu Hán thư", Lưu Tú sau khi xưng đế đã phát triển mạnh mẽ các ngành sản xuất trong nước, thả nô lệ để thúc đẩy sản xuất...

Và trong hàng loạt chính sách này bao gồm các quan viên cưỡi trâu. Vì vậy, vào thời điểm đó, trên có thiên tử, dưới có quan viên bách tính, phong trào cưỡi trâu trở nên rất rất phổ biến, và một số chế độ liên quan đến xe trâu cũng ra đời, đẳng cấp xe trâu chủ yến dựa vào nắp trên, màn xe, hình thêu hoa văn trên đó cũng tượng trưng cho địa vị của chủ nhân...

 Vì vậy, vào thời điểm đó, trên có thiên tử, dưới có quan viên bách tính, phong trào cưỡi trâu trở nên rất rất phổ biến, và một số chế độ liên quan đến xe trâu cũng ra đời, đẳng cấp xe trâu chủ yến dựa vào nắp trên, màn xe, hình thêu hoa văn trên ...

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Tóm lại trâu/bò có vai trò chiến lược to lớn trong lịch sử Trung Hoa,không chỉ được dùng làm vật cưỡi trên chiến trường mà còn có thể thay thế ngựatrong cuộc sống và đóng một số vai trò khác.

(nguồn https://www.bilibili.com/read/cv7519896, bài dịch lấy nội dung chọn lọc về việc cưỡi trâu trong bài, nếu mình dịch có gì sai sót hay có góp ý gì thì mọi người cứ nói nhé)

Truyện này viết trong khoảng thời đại lịch sử nào thì không rõ, nhưng tóm lại là việc ngồi xe bò không có gì là vô lý ở đây hết. Chúc mọi người đọc truyện vui vẻ. 

p/s: Mình mới edit truyện mới là "Xuyên thành mẹ ruột nam chính truyện niên đại - Khai Hoa Bất Kết Quả", mọi người ủng hộ nhé.

[Edit] [Full] Kiêu Tế - Qủa Mộc TửNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ