Hai đời làm "Hoa" - 33

102 6 19
                                    

Triều Đại Yến là một triều đại cực kỳ mang tính hý kịch, cũng là thời đại mà đời sau gom góp tư liệu nghiên cứu nhiều nhất.

Trong đó, thời kỳ được hoan nghênh nhất chính là thời Chính Đức đế. Ngoài chính bản thân vị Hoàng đế này ra, ba vị Thám hoa dưới thời Chính Đức càng trở thành đề tài được vô vàn tiểu thuyết, phim điện ảnh, phim truyền hình chen nhau sử dụng, khiến cho đời sau không thèm đoái hoài gì đến các Trạng nguyên.

Mặt hoa da tuyết, Phùng Thám hoa không cần bàn tới, nhan sắc đương nhiên đứng đầu ba vị Thám hoa. Trải qua hai triều vua, chức quan lên tới Tể tướng, thuộc tính u minh băng sơn. Suốt cuộc đời vô vàn câu chuyện vô số lần thăng hoa, chẳng những bầu bạn sinh tử cùng phu nhân, mà còn bầu bạn sinh tử cùng Chính Đức đế.

Cho dù nội dung BG hay BL đều cực kỳ hấp dẫn, quả thực là người thắng cuộc lớn nhất. Bất kể là phương diện nào cũng đều đáng giá lật ra lật lại đánh giá nghiên cứu tới nát luôn.

Vô tiền khoáng hậu, Phó Thám hoa càng là phi thường. Bà ấy là một Thám hoa nương tử chân chính, mệnh danh Khuê các Đại học sĩ, vô vàn trước tác lưu truyền hậu thế, ảnh hưởng rất sâu rộng tới xu hướng thơ văn lẫn tài năng cho những đời sau. Hoàng đế đương triều lẫn rất nhiều vị hoàng đế về sau đều là fan hâm mộ của bà.

Nhưng địa vị, tài hoa học thuật lẫn danh vị người bảo vệ nữ quyền đầu tiên lại không phải nguyên nhân chính khiến người sau ưa thích lôi chuyện đời bà ra sáng tác lấy cảm hứng. Nghe đâu ban đầu bà chỉ là một tỳ nữ nho nhỏ, cuối cùng thi đỗ và kết hôn với Truyền lư cũng chính là công tử của mình! Mặc dù sử sách chỉ để lại vài dòng ngắn ngủi về sự việc 'tranh dắt ngựa ở điện Kim Loan" nọ, nhưng đó cũng là chuyện tình lưu danh sử sách chính thống nha!

Tỳ nữ và công tử, hai nhỏ vô tư, thanh mai trúc mã, cùng nhau phấn đấu. Cuối cùng là Thám hoa nương tử gả cho Truyền lư công tử... Chao ôi là đáng yêu, chao ôi là hạnh phúc!

Cơ mà người được lấy cảm hứng sáng tác nhiều nhất về sau lại chính là Lâm Thám hoa Lâm tri sự lang, người đời kính xưng một tiếng "Mai quân tử"!

Cả đời không kết hôn, Lâm tri sự lang chỉ làm quan tới hơn ba mươi tuổi là từ quan. Xét về lý lịch, xem ra là bình thường nhất trong ba vị Thám hoa.

Nhưng là, di sản để lại cho hậu thế là vô vàn bản nhạc cùng với vô số giai thoại phong lưu không đếm nổi. Rất nhiều vị tài nữ tuyệt diễm chốn thanh lâu đều ái mộ ông, làm thơ vẽ tranh viết chữ về ông, đồng thời còn trân quý giữ lại các bức thư từ qua lại.

Tới nay ở bảo tàng di sản còn lưu trữ được bản gốc mấy bức thư chính tay ông viết, cùng với các bức họa mà những hồng nhan tri kỷ của ông vẽ tặng.

Thế nhưng, vô vàn hồng nhan tri kỷ ấy đều không tiếc lời bảo vệ danh dự cho ông, dường như cho tới khi tạ thế ông vẫn còn thanh bạch.

Tôn Lục Nương, người được đời sau tôn xưng là sáng tạo ra hệ thống phòng trà nghe nhạc, luôn nhắc tới ông với lòng biết ơn sâu sắc. Bà từng hạ bút viết một cuốn "Mai quân tử truyện", về sau trở thành tác phẩm tiêu biểu văn học nước nhà trong chương trình học. Dùng hoa mai để ẩn dụ con người, được đánh giá rất cao về văn chương trên các diễn đàn văn học.

Hai đời làm "Hoa" - Hồ Điệp Seba - Edit - Hoàn thànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ