Lúc bấy giờ, Thiếu Thương biết thương yêu tay chân đang đứng ngoài phố ngẩng mặt nhìn trời, những bông tuyết phất phơ từ trên cao rơi xuống ngấm vào mặt và cổ, ươn ướt lành lạnh, lòng nàng lại thấy hoang hoải.
Nửa khắc trước, bào huynh Trình Thiếu Cung dẫn nàng đến chỗ của ba anh em tránh tạm rồi chạy về Cửu Truy đường nghe ngóng tin tức. Thiếu Thương ngồi xổm ngay bên lò sưởi, thấy Phù Đăng vừa mới dọn dẹp mũi tên dây cung cho Trình Tụng đi vào.
Bạn cũ đã lâu không gặp, đương nhiên sẽ hàn huyên vài lời. Qua Phù Đăng Thiếu Thương mới hay Phù Lượng đã tới hầu hạ tiểu đệ Trình Trúc, và cũng qua Phù Đăng Thiếu Thương mới biết A Mai đã cao lên hai tấc. Kế đó Phù Đăng lại hỏi vì sao Thiếu Thương lại ở đây, tới khi biết rõ ngọn ngành, cậu lại càng lo lắng.
"Một khi nữ quân muốn phạt người nào thì chưa bao giờ để hụt." Phù Đăng khó xử, "Ti hạ theo phụ thân hầu hạ trước lều đại nhân bao nhiêu năm, mỗi lần nữ quân muốn phạt công tử nào, bất kể công tử đó có trốn đi đằng trời thì đều có thể tìm về, sau đó phạt tiếp."
Bây giờ Thiếu Thương lại đứng ngồi không yên.
Dưới sự xúi giục tha thiết của nàng, Phù Đăng miêu tả rất chi tiết dụng hình phạt gậy là như thế nào, gây nên vết thương nặng cỡ nào, tần suất các vị công tử la ré thảm thiết, tốc độ khỏi bệnh là hồi phục thân xác tinh thần sau khi lành lặn.
Phù Đăng tính để nữ công tử biết tránh được nhất thời không tránh được cả đời, cứ ngoan cố chống đối chi bằng thành tâm thành ý nhận lỗi, rồi hai mẹ con lại hòa thuận.
Nào ngờ suy nghĩ của Thiếu Thương lại là 'đánh kẻ chạy lại ai đánh người chạy đi'.
Nói thật nàng rất quý da thịt trên người mình, đừng nói là không bị Doãn Hủ Nga đánh thì giờ rơi vào tay Tiêu phu nhân nhé. Tim nàng đập thình thịch, quyết tâm chạy đi trốn như hồi còn bé.
Thoạt tiên Phù Đăng hết hồn, vội vàng ngăn cản, nhưng thấy nữ công tử đã quyết tâm bèn đi theo bảo vệ. Hai người đi ra ngoài từ cửa nách Trình phủ, trong lúc gấp gáp mà Phù Đăng vẫn nhớ dắt tới hai con ngựa, song đi được năm sáu chục trượng, Thiếu Thương mới phát hiện hành động lần này rất không ổn.
Thứ nhất, nàng không biết cưỡi ngựa.
Thứ hai, nàng không mặc áo choàng da cừu chuyên dụng mỗi khi ra ngoài, mà trên chân vẫn còn đi đôi hài đế mềm vểnh mui thêu hoa màu xanh nõn chuối đó.
Thứ ba, nhiệt độ bên ngoài đã âm độ, hơn nữa còn đổ tuyết.
Cuối cùng, đây không phải là ngõ ngách như hồi ở quê: trên phố có tiệm vằn thắn, bên đường có quầy bột chiên, cuối đường là quán đậu hủ thối, đi thêm vài bước nữa sẽ gặp rạp chớp bóng do đại tỷ mở.
Còn bây giờ hoàng hôn sắp buông, trên mỗi nóc nhà dù xa hay gần cũng đã bốc khói nghi ngút, người qua lại thưa thớt, tiệm ăn quán trọ có thể tạm thời trú chân gì đó phải quy định rõ ràng mới có, không giống như đời sau, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp trên phố.
Nàng và Phù Đăng trợn mắt nhìn nhau, Phù Đăng ái ngại vì bản thân chưa làm đến nơi đến chốn.
Thiếu Thương lại không trách cậu, Phù Ất và A Trữ nuôi dưỡng con trai làm lính chứ không phải hộ vệ kè kè bên cạnh các công tử. Thế là nàng lại do dự, có nên thành thật về nhà hay không, dù gì bị đòn cũng hơn là bị cảm lạnh.