Chú ý:
- Hầu hết nguồn sử liệu tôi dùng là của triều Nguyễn, các sử quan của chúa Trịnh vậy nên chắc chắn sẽ có xuất hiện những thiên hướng và định kiến, nhưng tôi vẫn sẽ cố hết sức hạn chế những câu từ như vậy.
- Niên hiệu dùng xuyên suốt trong phần Interlude này là niên hiệu của vua Lê, nếu có xuất hiện niên hiệu khác sẽ được chú thích trong ngoặc đầy đủ.
- Mục tiêu cao nhất phần truyện này là truyền tải tri thức nhưng sẽ không tránh được những lỗi sai, mong mọi người thông cảm và góp ý.
-----------------------------------------------------------
"Gia Định xưa nguyên là đất Thủy Chân Lạp" [1]
Chữ "thủy" xuất hiện trong cái tên để phân biệt một xứ đất lầy, ngập nước và hoang tàn với vùng đất cao, màu mỡ khác tên Lục Chân Lạp. Người ta kháo nhau rằng, nơi Lục Chân Lạp kia kìa thực âm dương giao hòa, vạn vật sinh sôi nhiều hợp cho an cư lập nghiệp, nước Cao Miên trông thấy vậy bèn đặt kinh đô ở đấy. Còn Thủy Chân Lạp lại dương thịnh âm suy, "tứ thời câu thị hạ" [2] , lắm lúc khí dương bùng phát, khổ nỗi lại gặp thêm khí âm xông lên vô tình hóa chớp lửa, thiêu rụi mọi vật cản đường. Đông về vùng này dễ gặp sét đánh, dần dà cũng quen với thời tiết kì dị này, người và vật lại coi đó là sự thường mà thôi, chuyện may rủi. Vùng Thủy Chân Lạp xưa không chỉ có mỗi đặc sản là sét mà còn tiềm tàng nhiều ngọn gió độc. Người ta bảo rằng do dương khí tích tụ quá nhiều nên không khí thường ẩm thấp, nóng nực sinh ra nhiều luồng gió nghịch mùa, người ta dễ bị ngoại tà cảm mạo, rồi gió độc ấy nhiễm sâu, thành bệnh tê thấp, vậy bệnh là do gió mang tới. Chưa kể sông ngòi ở đây giăng như mạng nhện, thủy triều bất ổn gây ngập lụt diện rộng, đến khi triều rút thì phía Tây Bắc lại khô hạn không sao trồng trọt được. Vì lẽ đó mà Chân Lạp, sau này là Cao Miên nỡ bỏ rơi vùng này đến mức hoang tàn vậy.
Tuy nhiên, trước thời Chân Lạp và Cao Miên, vùng này lại phát triển thịnh vượng lạ lùng. Một kẻ hàng hải đế quốc tên Phù Nam đã biến nơi đây trở thành thương cảng sầm uất bậc nhất thời kỳ cổ đại, phục vụ cho giấc mộng bá vương chinh phục vạn con sóng của dân tộc này. Đáng buồn thay, Phù Nam không tránh được quy luật thịnh suy của lịch sử, cuối cùng bại dưới tay thuộc quốc của mình là Chân Lạp vào năm 550, vùng đất này hoang tàn từ ấy. Chiến tranh bận rộn muôn bề khiến Chân Lạp, sau này là Cao Miên quên mất sự hiện diện của vùng đất này, cũng phải thôi nơi này chẳng đáng bỏ công phí sức khai phá, một bãi bùn lầy đầy nguy hiểm không hơn không kém sẽ bị lãng quên. Thật bi thảm làm sao, vắng bóng sự văn minh từ hàng thế kỷ.
Đó là trước khi các chúa Nguyễn đến.
Lấy Trấn Biên (Phú Yên) làm nơi khởi hành, trải qua nhiều thăng trầm cho đến năm Chính Hòa thứ 19 [1698] (Đại Thanh Khang Hy thứ 37), lãnh thổ Đại Việt đã mở rộng đến tỉnh Tiền Giang ngày nay. Gia Định thành thông chí, quyển 3 Cương vực chí chép rằng:
"Mậu Dần, Hiển Tông Hiếu Minh Hoàng đế [Nguyễn Phúc Chu] năm thứ 8 [1698] (Lê Hy Tông niên hiệu Chính Hòa thứ 19, Đại Thanh Khang Hy thứ 37), mùa xuân, triều đình sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành hầu họ Nguyễn [Hữu Cảnh] kinh lược đất Cao Miên, ông lấy đất Nông Nại đặt làm phủ Gia Định, xứ Đồng Nai làm huyện Phước Long, dựng dinh Trấn Biên; xứ Sài Gòn đặt làm huyện Tân Bình". [3]

BẠN ĐANG ĐỌC
[COUNTRYHUMANS] --- Ngày này năm xưa.
Cerita Pendek- Đây là truyện về Countryhumans của mình. - Mỗi chap sẽ là một sự kiện đặc biệt hoặc một câu chuyện về con người của một quốc gia trên thế giới. - Truyện mọi người đang đọc đây chính là phần Lịch sử Thế giới. - Nó không phải là chuyện dài, chỉ là...