Thông tin sơ bộ về chương truyện:
1. Thể loại: Phiêu lưu, viễn tưởng.
2. Bối cảnh:
- Không gian: Mặt trận Bắc Phi, vùng sa mạc thuộc biên giới Libya - Ai Cập.
- Thời gian: Thế chiến thứ hai - 1941.
3. Các nhân vật chủ chốt:
- Phe Đồng Minh (Allied forces): Đế quốc Anh (sẽ được gọi tắt là UK), Úc, New Zealand, Liên hiệp Nam Phi, Vương quốc Ai Cập (thuộc địa Đế quốc Anh).
- Phe Trục (Axis powers): Đức Quốc Xã, Vương quốc Ý, Vichy Pháp, Libya (thuộc địa Vương quốc Ý).
4. Tóm tắt cốt truyện:
Trong một lần giao tranh đối đầu, hai phe phái vô tình phát hiện tàn tích của một thành phố cổ nằm ẩn mình dưới lớp cát của vùng sa mạc tại biên giới Libya - Ai Cập. Bắt đầu từ giây phút họ xâm phạm vào địa phận của thành phố, hàng loạt những chuyện kì lạ đã diễn ra. Để có thể sống sót quay lại mặt đất, hai bên đã ngồi lại thương lượng về một tuyên bố đình chiến ngắn hạn và cùng nhau hợp tác tìm đường thoát ra ngoài.
---------------------------------------------------------
Chú ý:
- Trong Chiến dịch Tây Sa mạc (1940 - 1943), một phần của Mặt trận Bắc Phi, cả Vichy Pháp và Vương quốc Ai Cập đều không tham chiến, vậy nên việc họ xuất hiện trong truyện là do chủ ý của tác giả.
- Nhân vật Vichy Pháp là quốc kỳ Pháp xuất hiện từ sau Cách mạng Pháp năm 1792 và là một nhân vật còn tồn tại đến tận bây giờ.
---------------------------------------------------------
Năm 1940, nhận thấy cơ hội đánh chiếm kênh đào Suez khi Đức Quốc Xã đã thành công thôn tính nước pháp, Quý Lãnh tụ của Vương quốc Ý là Benito Mussolini liền lập tức cho dàn quân dọc biên giới Libya và Ai Cập (vùng thuộc địa của UK). Đối với UK thì kênh đào Suez có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mất kênh đào đồng nghĩa với việc tuyến liên lạc giữa UK và các thuộc địa sẽ bị cắt đứt, các thuộc địa Nam Á sẽ không thể tiếp tế hay giao thương với UK và nếu mọi chuyện trở nên tệ hại hơn thì nguy cơ UK mất quyền kiểm soát với các thuộc địa này là rất cao.
Hãy tưởng tượng mà xem, nếu Vương quốc Ý thành công hất cẳng UK ra khỏi Ai Cập thì con đường giao thương vận tải biển qua Suez đó sẽ do nước này chiếm giữ. Không cần bàn đến lợi nhuận khổng lồ có thể thu về từ các hoạt động giao thương, mất Suez sẽ làm giảm tiềm lực của UK và khi đó Vương quốc Ý và Đức Quốc Xã có thể ngang nhiên tung hoành trời Âu rồi. Chưa kể trữ lượng dầu mỏ ở châu Phi cực kỳ nhiều, chiếm càng nhiều diện tích đất thì sẽ càng thu về nhiều nguyên nhiên liệu vận hành các cỗ máy chiến tranh.
Chính vì vậy mà bắt đầu từ năm 1940, thế giới được dịp chứng kiến bao cuộc xung đột quy mô lớn nhỏ diễn ra thường xuyên ở Bắc Phi. Phát súng mở màn cho mặt trận mới này chính là cuộc tấn công của quân Ý vào lãnh thổ Ai Cập. Khi nhắc đến chiến tranh trên sa mạc thì các phe phái cần phải đảm bảo tuyến đường tiếp tế hậu cần luôn luôn phải được thông suốt. Trên sa mạc khô cằn toàn cát và nắng chắc chắn sẽ không tìm được nhu yếu phẩm hoặc nguyên nhiên liệu có sẵn như khi chiến đấu trong thành thị hay gần khu dân cư. Chưa kể vận chuyển bằng đường biển hết sức bất tiện và dễ bị phục kích, khoảng cách lại xa khiến tiếp viện từ chính quốc thường xuyên bị trễ nải, có khi cả mấy tháng trời chẳng thấy tiếp tế đâu. Bởi vậy các phe phái cấu xé nhau tại Mặt trận Bắc Phi rất cần sự giúp sức nhiệt tình của ban hậu cần, phe nào giữ được tuyến đường tiếp tế thông suốt sẽ trụ vững trên chiến trường và giành được chiến thắng chung cuộc.

BẠN ĐANG ĐỌC
[COUNTRYHUMANS] --- Ngày này năm xưa.
Historia Corta- Đây là truyện về Countryhumans của mình. - Mỗi chap sẽ là một sự kiện đặc biệt hoặc một câu chuyện về con người của một quốc gia trên thế giới. - Truyện mọi người đang đọc đây chính là phần Lịch sử Thế giới. - Nó không phải là chuyện dài, chỉ là...