Tôi lắc đầu, xấu hổ. Tôi không phải tín đồ Phật giáo, những kinh văn đó, tôi chỉ nhìn thôi đã thấy hoa mắt chóng mặt. Tuy nhiên, kiến thức mà tôi có, không phải không giúp ích gì cho công việc dịch thuật của Rajiva. Hơn nữa lại được làm việc cùng chàng, điều này khiến tôi vui hơn tất thảy. Chưa biết chừng, tôi cũng là một trong những dịch giả của bộ kinh văn đầu tay của Rajiva ấy chứ! Những thông tin vụn vặt thế này, rất có thể đã bị lãng quên hoặc lắng sâu trong dòng sông lịch sử và không ai biết được thực hư ra sao!
- Được, vậy chúng ta có thể luyện tập dần dần, bắt đầu từ bộ kinh văn đơn giản nhất.
- Bộ kinh văn đơn giản nhất?
Chàng đăm chiêu suy tư
- Rốt cuộc là bộ kinh văn nào đây?
- Rajiva, chàng biết cuốn "Duy Ma Cật sở thuyết kinh" có tên gọi tương ứng với trong tiếng Phạn là gì không?
Tôi hỏi chàng, bởi vì tôi không biết tiếng Phạn gọi thế nào. "Duy Ma Cật" là tên gọi phiên âm và chính chàng là người dịch thành tên gọi này, nên có lẽ chàng sẽ đoán ra được dựa vào phát âm của tôi.
Vimalakīrti – Duy Ma Cật là một cư sĩ giàu có, thông hiểu Phật pháp, nhiều vị bồ tát từng đến thỉnh giáo ngài.
Cuốn kinh này làm một trong những tác phẩm dịch thật quan trọng của Rajiva, có thể xem là một trong những bộ kinh quan trọng nhất của Phật giáo Địa Thừa, bên cạnh "Địa Bát Nhã kinh". Cuốn kinh này có sức ảnh hưởng rất lớn đối với người Hán ở Trung Nguyên. Bởi vì "tu tại gia" đã trở thành một trào lưu phổ biến ở đất Hán. Văn hóa Trung Nguyên coi trọng hiếu đạo: "Trong ba tội bất hiếu, không có con nỗi dõi là tội lớn nhất" (Bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại). Việc xuất gia tu hành đã gây nên mỗi xung đột với luân thường đạo lý và lễ giáo truyền thống của Trung Nguyên. Bên cạnh đó, xuất gia có nghĩa là phải từ bỏ rất nhiều lạc thú của cuộc đời, điều này đối với người Hán mà nói, sẽ là một sự lựa chọn hết sức khó khăn. Bởi vậy, trong mắt các tín đồ Phật giáo người Hán, một người vừa có thể tận hưởng vinh hoa phú quý của đời sống nhân gian, vừa có thể đạt được những thành tựu xuất sắc trong lĩnh vực Phật học như Duy Ma Cật, một tấm gương sáng để noi theo.
- A, là bộ kinh văn này!
Rajiva đọc lên mấy từ tiếng Phạn, cách phát âm rất giống nhau.
- Nhưng bộ kinh văn này không hề đơn giản!
Chàng dịu dàng nắm tay tôi, cất giọng trầm ấm:
- Ngải Tình, ta hiểu ý nàng. Nàng muốn mượn gương đại trí của Vimalakīrti để khuyên nhủ ta đúng không?
Chàng đứng lên, đi đi lại lại trong phòng. Trầm tư giây lát, rồi ngẩng lên nhìn tôi, ánh mắt rạng ngời vẻ thông tuệ:
Bồ Tát từng hỏi Duy Ma Cật: "Ngài là một đại Bồ Tát, nhưng lại có gia đình vợ con, liệu ngài có được thảnh thơi?" Duy Ma Cật đáp rằng: "Mẹ ta là trí tuệ chói ngời, cha ta cứu độ chúng sinh, vợ ta là niềm vui tu hành, con gái ta là đại diện của lòng từ bi, con trai ta là đại diện của tính thiện. Ta có gia đình, nhưng cửa nhà ta được dựng lên bởi Phật tín. Đệ tử của ta là mọi chúng sinh. Bạn bè ta là các giáo phái tu hành khác nhau. Ngay cả các ca kỹ quanh ta cũng là những sứ giả của công cuộc giáo hóa, thu phục chúng sinh".
Tôi mỉm cười gật đầu. Quả nhiên, chỉ cần nhắc đến cuốn kinh văn này, Rajiva sẽ hiểu được ý định của tôi.
- Rajiva, Vimalakīrti có vợ con và sống cuộc đời thế tục, nhưng ông vẫn lưu danh và đạt được sự giải thoát.
Huyền Trang cũng từng dịch bộ kinh văn này, nhưng ngài đặt tên sách là "Thuyết vô cấu xưng kinh". Nhắc đến Duy Ma Cật, tôi lại nhớ ngay đến một nhà thơ thời đường tên là Vương Duy. Bởi vì Vương Duy rất sùng bái Duy Ma Cật, và tên của ông ấy cũng là "Wei - 维 – Duy", vì vậy ông đã đặt tên tự của mình là "Ma Cật". Tuyển tập thơ của ông ta có tên gọi "Vương Ma Cật tuyển tập". Vương Duy không hiểu tiếng Phạn, ông ấy không biết rằng trong tiếng Phạn, chữ "维" có nghĩa là "không có", "摩" nghĩa là bẩn, còn "诘" lại mang nghĩa là đồng đều. Cũng có thể nói, Vương Duy nghĩa là Vương không có, tự "Ma Cật" tức là bẩn đều, bẩn toàn bộ. Khi đọc đến đoạn giải nghĩa trên đây của Tiền Huyền Trung trong cuốn "Huyền Trang Tây du ký" tôi đã cười lăn cười bò.
- Ngải Tình, nàng không biết tiếng Phạn, nhưng lại hiểu được một số ý nghĩa tiếng Phạn trong kinh Phật. Dường như nàng có thể biết trước được một vài điều trong tương lai, nhưng lại không thể mô tả tường tận. Hai mươi năm qua, dung mạo của nàng không hề thay đổi, ta tin nàng chính là tiên nữ. Nhưng vì sao tiên nữ lại hiểu biết nửa vời như vậy. Lẽ ra tiên trên trời thì phải thông tỏ mọi điều, biết trước mọi điều chứ? Hay là...
Chàng ôm vai tôi, mỉm cười đầy ý tứ:
- Vì nàng lười nhác, bỏ bê việc tu hành, nên quyền năng yếu kém?
Không ngờ, trí tưởng tượng của Rajiva lại phong phú đến vậy. Chàng đã lập tức suy luận ra hình ảnh một nàng tiên lười nhác dựa trên bản tính của tôi. Tôi không trả lời chàng, chỉ mân mê chuỗi hạt mã nào trên tay Rajiva.
- Không cần biết thiếp có lười hay không, chúng ta mau bắt tay vào làm việc thôi.
BẠN ĐANG ĐỌC
Bất phụ như lai - Bất phụ khanh (Tân bản)
RomanceĐây là bản truyện mới do Chương Xuân Di viết lại vào năm 2015 Bộ phim cùng tên được chuyển thể dựa trên cốt truyện mới Mình lại quay trở lại và tiếp tục hành trình còn dang dở của mình trước đó. Mình không hứa mỗi tuần sẽ đăng bao nhiêu chương như...