Chương 20: Đại Dung, tôi đi rồi. Đừng tìm tôi nữa, xin cậu.

15 1 0
                                    

Có khoảng 30.000 người trong ngành công nghiệp thu mua phế liệu không chính thức ở thành phố B.

Những công việc khác là để kiếm tiền, nhưng phần lớn người khi đã bước chân vào cái ngành này cùng lắm chỉ vì muốn tồn tại. Phú quý sinh lễ nghĩa(*), cũng sắp nghèo không sống nổi nữa, ai còn rảnh đi giảng đạo đức văn minh? Những kẻ có thể làm những công việc bẩn nhất, khổ nhất mới thật sự là những người mạnh mẽ.

(*) Có nghĩa là con người ta chỉ coi trọng danh dự và biết xấu hổ khi điều kiện cơm áo gạo tiền đầy đủ. Khi đã bị dồn vào đường cùng, hai yếu tố trên không còn quan trọng nữa.

Loài người giống như dã thú, vì mấy thứ rác rưởi cũng có thể tranh giành nhau vỡ cả đầu.

Những năm trước đây, nhà nước quản lý còn lỏng lẻo phương diện này, để mặc chúng phát triển tự do. Người địa phương từng nơi xoắn xuýt kết thành từng nhóm, dần dần tự hình thành bè phái.

Lục Dung còn nhớ năm anh 11 tuổi, hai cha con bọn họ vừa mới bắt đầu làm công việc này chưa được bao lâu, bọn họ chưa biết quy củ, công việc làm ăn gặp nhiều khó khăn trắc trở, nợ nần chồng chất, sống túng thiếu lay lắt qua ngày.

Anh cứ tan học một cái là đến hỗ trợ ba mình ngay. Dáng người anh cao lớn, trẻ con tuổi này vẫn còn gầy gò như mầm đậu đỏ, còn anh đã cao hơn 1m6 gần 1m7, cực kỳ phổng phao, không khác lắm một người đàn ông trưởng thành. Nếu không hỏi tuổi, người khác còn tưởng ít nhất anh đã mười bốn mười lăm tuổi, không thể nhận ra được anh vẫn còn là học sinh Tiểu học.

Có lần anh ra ngoài, trên đường xách theo cái túi da rắn nhặt rác. Có mấy gã đàn ông mặt mũi hung tợn đi tới, đứng cách anh vài bước, một kẻ còn vứt chai nhựa chưa uống hết xuống trước mặt anh khiến nước bắn ra. Anh ngây ra tại chỗ, chần chừ một lúc mới ngồi xổm xuống đất định nhặt. Lại có thêm một cái chai ném tới, đập vào người anh. Có một gã giọng địa phương đặc sệt, đằng đằng sát khí cười nói: "Nhặt? Còn dám nhặt? Không biết chỗ này là địa bàn của bọn tao sao? Còn dám đến tao đánh chết cả mày lẫn bố mày."

"Ôi chao, còn trừng tao nữa, anh bạn nhỏ hung dữ ghê, giống như con chó con vậy. Ha ha ha ha ha."

Sau đó phiền phức lôi kéo nhau đến cùng một lúc.

Trong một khoảng thời gian, trời vừa tối, rác bọn họ để trong sân sẽ không cánh mà bay, vì vậy đành chuyển vào trong nhà. Ngủ một giấc tỉnh dậy cũng vẫn biến mất, có khóa lại cũng vô ích, khóa cửa bị cạy hỏng rồi còn tốn tiền thay khóa. Không những vậy bánh xe còn bị chọc thủng, sân nhà bị thả gián vào.

Một khi đã ghét ai thì sẽ nháo nhào làm loạn cho ra trò.

Tìm cảnh sát đến xử lý cũng không tra ra được gì. Năm ấy chưa có hệ thống camera giám sát, dấu vấn tay cũng không thu thập được, hai cha con bọn họ vốn đã nghèo, làm gì có thời gian tinh lực hao tổn? Mỗi lần đều không giải quyết được gì.

Vì vậy hai người thay phiên nhau gác đêm, chỉ là vài ngày trôi qua không chịu nổi nữa. Đây cũng không phải biện pháp, vốn dĩ công việc đã mệt mỏi, buổi tối còn không ngủ thì lấy đâu ra sức để ban ngày làm việc?

Thư tình second handNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ