CHƯƠNG 33: NHỚ

15 2 0
                                    

Tôi đang ngủ thì chị Linh đánh thức,

"Này, dậy đi Quỳnh, sáng hôm nay đoàn văn công bắt đầu biểu diễn văn nghệ đấy! Em dậy đi mà còn xem?"

Tôi ngái ngủ hỏi lại chị: "Sao lại biểu diễn vào giờ này ạ?"

"Bên Sở chỉ huy có cử người đến sửa đường dây liên lạc, mấy tiểu đoàn tác chiến cũng về đây phụ bắt lũ giặc hôm qua ấy, đông người náo nhiệt lắm. Hôm nay đoàn văn công tổ chức múa hát để động viên tinh thần chiến sĩ, cũng ăn mừng chiến công của C4 luôn."- Chị Linh đưa cho tôi một bộ quần áo mới.

"Tắm đi nhé, từ lúc rơi xuống đến giờ, chị thấy em vẫn mặc nguyên bộ quân trang này thôi. Dù biết nó có ý nghĩa với em nhưng cũng không được mặc lâu để bẩn đấy!"

Tôi ngồi dẫy nhõng nhẽo một lúc lâu mới cùng các chị đi tắm ngoài suối. Con suối cũ mà hôm nay trong vắt, các chị xuống trước nô đùa, trời lạnh thế này mà họ vẫn tắm trong dòng nước ấy được, bái phục rồi.

"Quỳnh! Xuống đây đi em!"

Tôi cười nhảy xuống, nước rét run cầm cập nhưng quen rồi thì cũng thấy ấm. Tôi thỏa thích bơi ếch, khi xuyên không tới đây tôi mới biết trường của mình không dạy cái gì thừa thãi cả.

"Quỳnh bơi giỏi quá em ha! Ai dạy em bơi mà hay vậy?"

Tôi ngoi lên mặt nước, vuốt mặt:

"Em đi học ở trường được thầy cô dạy chị ạ!"

Chị Lan lại gần bám lấy vai tôi:

"Nhà em ở Hà Nội, nếu mà đi học ở trường thì chắc phải sang nước ngoài nhỉ?"

Tôi nghĩ trường đại học ngoại thương tận năm 1960 mới thành lập, vậy bây giờ phải trả lời thế nào nhỉ?

"Em ở trường tư thục chị ạ. Em không ra nước ngoài vì muốn theo đuổi lý tưởng của mình."- Tôi cười trừ.

Tắm rửa xong xuôi, các chị váy hoa xúng xính đến bìa rừng xem hội. Đoàn văn công 25/12 toàn các nghệ sĩ tài năng, nói vậy họ cũng có cả trăm người, nên nơi này như có ngày lễ, tấp nập huyên náo. Các anh bộ đội phụ giúp dựng sân khấu, các chị dân công nấu cơm, tưng bừng mà ấm áp, đây chính là đại gia đình giữa chiến trường máu lửa.

Đoàn văn công có mấy cô gái trẻ mặc áo dài, áo tứ thân, váy dài thướt tha đã làm bao anh bộ đội thương nhớ. Nét đẹp ngày xưa của các cụ vừa sắc sảo vừa dịu dàng, hài hòa không mâu thuẫn, đẹp đến nỗi gây thương nhớ cực mạnh. Tôi nhìn các chị, các cô gái chạy qua chạy lại không ngơi mắt, 'ông' không nhìn nổi nữa, kéo tay tôi tới trạm y tế tạm thời.

"Ghê quá, cậu nhìn họ cứ như muốn cho con mắt dính chặt lên người người ta ấy!"- 'Ông' đang tìm đồ, lục balo mãi mà vẫn chưa thấy.

"Để cháu tìm cho!"

"Đây rồi!"- Tôi nhăn mặt, tìm cả nửa buổi hóa ra lại kiếm chiếc khăn tay à, ơ mà sao trông quen vậy nhỉ?

"Đầu óc cậu có vấn đề thật đấy à? Còn tưởng đây là đồ vật cậu quý nhất chứ?"

Tôi há hốc mồm nhớ ra, chợt đưa tay định giằng lấy. Chiếc khăn này là Hiếu tặng cho tôi lần đầu gặp, nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tôi, tôi trân trọng nó còn hơn cả mạng. Tôi lấy được nó thì hài lòng ôm vào ngực.

Một chờ- Hai đợi- Ba TrôngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ