Chương 3: Thế tử
Đại Lam đều biết Yến Vương Thế tử là người câm, thế nhưng sự thật lại không phải như vậy.
Yến Vương và Yến Vương phi phu thê tình thâm, hai người có bốn nhi tử, Tân Dịch là út. Khi y ra đời, Tam ca y đã 12 tuổi. Khi y mới cai sữa, sức khỏe Yến Vương phi không tốt, vì thế các ca ca thay nhau trông y. Đại khái là từ nhỏ đã bị các ca ca xách đến xách đi trên lưng ngựa, Tân Dịch nói rất chậm, có nói thì cũng chỉ lắp bắp được vài ba chữ không rõ nghĩa. Tam ca của y thật thiếu đứng đắn, tối ngày bắt chước y nói lắp, bị Yến Vương và Đại ca đánh bao lần vẫn không chừa. Lâu dần Tân Dịch cũng không thích nói chuyện nữa, nhất là tiệc tất niên và giao thừa, trong vương phủ kẻ đến người đi như mắc cửi, một khi yến hội bắt đầu là y và Nhị ca mặt than lại đóng vai cây cột. Cứ như vậy qua vài năm, khi y lớn hơn chút thì lời đồn y bị câm cũng lan truyền tứ phía, lúc đó quan hệ giữa Kinh Đô và Bắc Dương dần trở nên căng thẳng, Yến Vương có lẽ đã nhận ra Kinh Thành đang nhìn chòng chọc vào các con mình, vì thế ông chỉ im lặng trước tin đồn ấy.
Sau này Yến Vương phi cũng dặn y đừng nói chuyện khi đi ra ngoài, các ca ca ở bên ngoài cũng thường xuyên lấp liếm cho y. Mới đầu y tưởng rằng chứng nói lắp của mình làm cả nhà mất mặt, bèn ngồi trong phòng suốt một năm, quay mặt vào tường ngậm đá tập đọc, tới khi miệng lưỡi lanh lợi có thể cười nhạo Tam ca, Nhị ca nhà y qua đời.
Đầu xuân Hồng Hưng năm 51, 800 dặm bên ngoài thành Bà Sa thuộc đất phiên Sơn Âm của Bình Vương, con trai thứ hai Tân Kính của Yến Vương bị đông chết. Thi thể do Bình Vương sai người đưa về Bắc Dương, trên mình phủ bừa một tấm cờ Bắc Dương Yến Vương. Khi di thể về đến phủ trời hãy còn đổ tuyết, Đại ca xốc cờ lên, nhìn chằm chằm người phía dưới cả nửa ngày, không nói một lời. Sau đó vào đêm trước ngày hạ táng, Tân Dịch nhìn thấy Đại ca nằm trong quan tài, nước mắt lặng rơi suốt cả một đêm.
Mùa thu năm ấy, Đại Uyển gây chiến với Đại Lam, Yến Vương, Bình Vương lần lượt xuất chinh. Đến đầu đông, con trai thứ ba Tân Lạp của Yến Vương trúng tên, tử trận. Một tên xuyên tim, bốn tên định thân, cố định ngay trên chính cột cờ của Bắc Dương Yến Vương như một sự khiêu khích trắng trợn. Nhưng 3 trong số 5 mũi tên đó, lại đến từ phía sau.
Mùa đông năm 53, Yến Vương phi theo ý chỉ của Thái Hậu tiến cung, chết bất đắc kỳ tử ngay trong đêm giao thừa.
Đầu năm 54, Yến Vương Tân Chấn Thịnh chết trận tại cảnh nội Đại Uyển.
Mùa xuân năm 54, trưởng tử Tân Tĩnh của Yến Vương phá Đại Uyển, trên đường truy binh thì gặp mai phục, chết trận.
Mùa đông năm 54, Bình Vương khải hoàn.
Tân Dịch bị đưa vào kinh đô, nhưng xe đến cửa thành thì nhận được tin Thánh Thượng ngã bệnh do lao lực quá độ, Bình Vương lấy lý do vết thương cũ tái phát, đưa Tân Dịch vào trong phủ của mình.
Một lần đi này mất 4 năm.
______
Tân Dịch tỉnh lại.
Con ngươi sưng đỏ khó chịu, y lấy mu bàn tay đặt lên mắt một lúc, cảm thấy thật nóng. Đầu óc trống rỗng, lồng ngực trống trải.
BẠN ĐANG ĐỌC
[ĐM] Tứ Tuy Chi Thần
Non-FictionTên gốc: TỨ TUY CHI THẦN 恣睢之臣 (THẦN TỬ LÀM LIỀU - Tên truyện mình chỉ dịch thô ra thôi, bạn nào có cách hiểu chính xác hơn thì bảo mình với nhé T^T) Tác giả: Đường Tửu Khanh Thể loại: cung đình, chủ thụ, quyền thần công x thế tử thụ, cường cường, ấ...