Chương 27: Mài giũa

252 21 5
                                    

Khi kết thúc chuyện đê đập ở Giang Đường, thời tiết Kinh đô cũng trở lạnh. Lá phong đỏ trên núi Lộc Ý nhuộm hồng cả một góc trời đô thành, khung cảnh cuối thu ngắm nhìn từ Tiếu Tiếu lâu có vẻ đìu hiu mà đẹp đẽ. Trong cung đã bắt đầu thêu may quần áo mùa đông, phủ Bình Định Vương được ban mấy lốc vải, Khúc lão cũng bắt đầu chuẩn bị nhu yếu phẩm cho ngày đông. Vườn rau sau nhà chưa trồng được mấy ngày mà trời đã chuyển lạnh. Lá vàng bay lả tả trong làn gió như minh chứng cuối cùng của mùa thu còn đọng lại nơi sân vắng. Khúc lão không gọi người đến xử lý mà để mặc lá vàng rơi rụng trên thềm đá, cũng rất có ý thu. Tân Dịch mặc áo khoác, chắp tay đứng ngoài hành lang. Sáng sớm hãy còn vương sương lạnh, y quay mặt về phía mã trường như đang đợi ai đó.

Ước chừng non nửa canh giờ, Mông Thần từ nhà bên cạnh đi qua đây, thấy Thế tử không biết đã đứng đợi từ bao giờ, mặt mày như giăng một tầng sương mỏng, chỉ là vừa thấy ông đến, lớp sương ấy liền tan.

Tân Dịch cười chào: "Tham tướng."

Mông Thần gãi gãi cái gáy, lâu rồi không gặp khiến ông không dám nhận lễ này, cảm thấy thật khó xử: "Ta vào phủ cũng đã mấy ngày, Thế tử không cần khách sáo như vậy. Ta vốn là kẻ thô kệch chốn biên thùy, Thế tử gia cứ gọi thẳng tên là được."

Tân Dịch ngày ngày được ông hướng dẫn bảo ban, nhưng gọi sư phụ cũng không thích hợp, hơi suy tư, sửa lời: "Mông thúc."

Mông Thần gật đầu, chuyển hướng mã trường. Tân Dịch cũng cùng đi, ông vừa đi vừa nói: "Thế tử gia học cưỡi ngựa là học từ các vị công tử, mặc dù lãng quên một khoảng thời gian nhưng huấn luyện trong một tháng này cũng đã tạm ổn, từ hôm nay trở đi chúng ta chuyển sang luyện đao."

Mông Thần đứng giữa mã trường rộng lớn, vỗ trọng đao bên eo, "Đao này gọi là 'Bách Chiến', do Đại công tử đặt tên. Nhớ khi ấy Đại công tử có nói 'Bách chiến sa trường'* là trích từ một bài thơ, nhưng một kẻ thô lỗ như ta nào biết cái gì là văn là thơ, chỉ biết bốn chữ 'Bách chiến sa trường' rất hợp ý ta. Bách Chiến đã theo ta nhiều năm, uống máu địch vô số, hôm nay ta đặc biệt mang ông bạn già này tới gặp Thế tử."

*"Bách chiến sa trường toái thiết y, Thành nam dĩ hợp sổ trùng vi" (Trăm trận sa trường giáp sắt mòn, Địch quân nhiều lớp đã vây tròn.) – Tòng Quân Hành (thơ Lý Bạch)

Dứt lời cổ tay liền động, đao phong cắt qua lớp sương tàn, dù chưa bắt đầu cũng đã có thể nghe thấy tiếng kỵ binh đạp đất mà tới. Tân Dịch tinh thần chấn động, hai mắt dính chặt vào thanh đao mới ra khỏi vỏ.

Đao cũng như người, giống y chủ nhân của nó. Đao này dài ba thước, lưng rộng, sườn dày. Do ma sát lâu năm nên đã có vết trầy xước trên tay cầm. Khác biệt lớn nhất là độ dài kỳ lạ của lưỡi đao, nếu không là phải chiều dài, cơ hồ có thể đánh đồng với chiến phủ. Mông Thần lực lớn, nắm đao không cần dùng cả hai tay. Đao này đúng là rất xứng với hai chữ 'Bách Chiến', kết cấu rất thích hợp để chém bổ, phá vỡ da thịt, chặt đứt xương người.

* Đao và Chiến phủ (rìu chiến):

* Đao và Chiến phủ (rìu chiến):

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.
[ĐM] Tứ Tuy Chi ThầnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ