Chương 1: Gọi tôi là thầy.

208 9 2
                                    

Trải qua từng ấy năm học, từng ấy ngôi trường và từng ấy người bạn đến rồi lại đi, tôi nhận ra cái gọi là tuổi thanh xuân đôi khi chỉ tóm gọn lại bằng một một khoảng thời gian bản thân coi là ý nghĩa nhất. Thời niên thiếu của tôi không rực rỡ như những cô gái xinh đẹp, học giỏi, cũng không trầm lắng, ảm đạm như những cô cậu mọt sách tri thức nhưng tôi có một thời niên thiếu của riêng tôi, một thời niên thiếu mà cả thế gian này không ai có thể có được.

Ngày ấy, tháng ấy, năm ấy, chính tại ngôi trường mà bản thân coi rằng như một nhà tù thì tôi lại gặp được người đàn ông, một người đàn ông đem đến cho tôi cả tuổi thanh xuân.

.

Tôi thức dậy trên một chiếc giường xa lạ ở căn nhà phía Bắc thành phố, không khí nơi đây trong lành và sảng khoái hơn hẳn vùng trung tâm cao ốc chật chội. Ngồi dậy trong căn phòng chứa đầy thùng cát tông, tôi đờ đẫn nhìn một lượt. Kể từ khi bắt đầu ý thức được sự việc, thực sự không biết đây là căn nhà thứ mấy rồi.

Cha mẹ tôi đều là công nhân viên chức nhà nước bình thường nhưng do tính chất công việc nên cả nhà luôn phải chuyển đi chuyển lại những nơi khác nhau để tiện cho việc đi lại. Lần này là một ngôi nhà nhỏ ở vùng ngoại ô, tuy không đầy đủ tiện nghi như căn chung cư lần trước nhưng khoảng vườn rộng trước nhà thực sự đã thỏa mãn đam mê làm vườn của tôi.

Nói gì thì nói, tôi là Lam, một cô bé học sinh trung học mười sáu tuổi bình thường như không thể bình thường hơn. Có lẽ do việc chuyển nhà liên tục khiến tôi không có nhiều bạn bè nên cuộc sống hàng ngày của tôi khá khép kín và lặp lại. Tôi rất thích đọc sách và làm vườn vì chúng rất thích hợp với con người luôn gặp trở ngại lớn trong giao tiếp như tôi.

Có thể với nhiều người, việc trò chuyện với những người xung quanh như một thói quen ăn sâu vào trong bản năng nhưng với tôi, nó như một chướng ngại vật vậy. So với những bạn bè cùng trang lứa thì tính cách của tôi hơi hướng "cổ điển", tôi không thích những nơi ăn chơi xô bồ, náo nhiệt, càng không thích những chiếc váy ngắn vướng víu cho việc làm vườn. Cũng chẳng tài nào hiểu nổi tại sao con người ta có thể ngồi một mình với chiếc điện thoại trong tay cả ngày thay vì ngồi ngâm nga một quyển sách của Nguyễn Nhật Ánh.

Vì vậy, tôi yêu thích sự im lặng, yêu thích cái bình yên của việc "ở một mình".

Chắc cũng do những thói quen này mà sau này trong tình yêu tôi trở thành một con người cố chấp.

"Lam, nhanh dậy giúp mẹ đi mua rau!" Tiếng gọi ngọt ngào của "mẫu hậu" thành công dựng con người đang nằm lì trên giường dậy. Mẹ tôi là vậy, lúc nào cũng khẩn trương, vội vã và vụng về nhưng trong việc dạy con cái lại rất kiên nhẫn và bền bỉ. "Đây là bản đồ của khu này, con chỉ cần đi một đoạn là đến, nhớ là không tìm thấy thì phải hỏi người trên đường đấy."

"Vâng."

Sở dĩ lần nào nhờ tôi đi mua đồ mẹ cũng phải cẩn thận chỉ bản đồ vì tôi là một con chúa mù đường, dù là con đường đi học hàng ngày hay đường về nhà đều có thể quên một cách dễ dàng. Nhưng lời mẹ dặn đối với tôi thực sự như một lời nói thừa thãi, sao tôi có thể nói chuyện hỏi đường với những người lạ với kĩ năng giao tiếp thảm hại này chứ?

Là vì hai tiếng "thanh xuân"- ÂnNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ