Chương 67: Bình minh trước đêm đen
"Vùng đất địa thế Thanh Dương, dần nổi tiếng khắp thiên hạ", mà "nổi tiếng khắp thiên hạ", rõ ràng biết nhưng vùng đất địa thế của Thanh Dương rốt cuộc ở đâu vẫn còn là ẩn số. Đã từng có nhà sử học dùng phương pháp suy luận chỉ ra: Vùng đất địa thế tất nhiên sẽ rất hút mắt nhưng cũng không dễ dàng phát hiện, nếu không tại sao lại có thể tìm ra một đồng xu, một chiếc kim? Cũng có người phản bác, cổ nhân rất khoa trương, một đồng xu một chiếc kim có lẽ chỉ là giả, dùng để tâng bốc tài năng của hai vị thuật sĩ mà thôi. Cũng có người nói mất ba năm mới tìm được, tất nhiên phải ở nơi núi sâu không có người lai vãng, hơn nữa núi sâu tất nhiên thuộc về cực kì hiếm thấy, hiếm thấy đến mức có chôn một đồng xu hay một cây kim, cách mấy tháng cũng có thể tìm về, cũng không sợ gió cuốn mây bay vùi lấp... Đám người tranh luận hỗn loạn, cuối cùng không có một kết luận chính thức, càng không có nhà phong thủy nào dám đứng ra nói bản thân biết vùng đất này ở đâu. Nghe nói đã từng có thầy phong thủy tự nhận là truyền nhân của Điền Hòa, khi bị hỏi đến vùng đất địa thế Thanh Dương, liền nói: "Phong thủy phong thủy, theo gió mà đi theo nước mà đổi, địa hình sông núi sẽ thay đổi, phong thủy cũng sẽ thay đổi. Vùng đất địa thế ngày xưa đã bị hủy, thế nên đến nay đương nhiên không còn tồn tại. Thứ không tồn tại, làm sao tôi có thể tìm ra?"
Tuy nói như thế nhưng vẫn có rất nhiều thầy phong thủy thử tìm kiếm vùng đất địa thế đã bị hủy kia, nghe nói vùng đất địa thế "ngước núi nhìn sông, hít thở thông thuận, trái Thanh ngư, phải Bạch hổ, nuốt chửng mặt biển, lừng lẫy vô song, kim long quý, địch quốc tiện". Nhưng vấn đề chính là, Thanh Dương không có biển, rốt cuộc "biển" ở đâu? Thế là, có mấy nơi nghi là vùng đất địa thế này nhưng vì không giải quyết được vấn đề "biển" nên cũng không được đào sâu nghiên cứu. Thế là, ngày thứ ba, bài tập của lớp Khảo cổ ra rồi: Căn cứ vào điều kiện đã có, vẽ lại địa hình vùng đất địa thế và tính toán vị trí địa lí những vùng thuộc phạm vi này.
Bản đồ này có thể dựa vào tưởng tượng cùng thực tiễn mà vẽ ra, bởi vì bản thân nó không có hình hài tiêu chuẩn, chỉ cần giải thích hợp lí, hoàn toàn có thể khiến giáo viên hướng dẫn không có cách nào bắt bẻ. Cô Trịnh cũng không yêu cầu "chuẩn xác", chỉ cần một "bản đồ tưởng tượng". Nhưng cái gì mà "nuốt chửng, hô hấp" chứ? Tuy là đất quý thuộc về thế giới khác, nhưng bọn họ chỉ cần tra Baidu cơ bản là có thể biết được hình thế, địa hình gì gì đó, cộng thêm kiến thức chuyên môn, liền có thể vẽ ra, nhưng ước tính vị trí địa lí... thì khó rồi. Số liệu tham khảo này có thể lấy vật gì làm mốc đây? Trên sách cũng không ghi Đoàn Cương và Điền Hòa ba năm sau quay về phủ Lăng Dương Vương, Lăng Dương Vương phái mấy người tâm phúc cùng bọn họ đến đi nơi đó mất bao nhiêu ngày, trực tiếp nhảy đến đoạn "tiên sinh thật hơn thần hơn người", vậy tính toán thế nào đây?
Đám sinh viên nghe xong đề mục liền đau đầu, hỏi cô Trịnh, cô Trịnh trực tiếp nói, "Tôi nói cho em vậy em đến làm giáo viên đi." khiến mọi người ngậm họng không dám kêu ca. Đồng thời hoài nghi, cô Trịnh của bọn hắn có mục tiêu với phạm vi "vùng đất địa thế" này không, cho nên mới nghĩ ra đề mục như thế này? Nhà Lịch sử học, thầy phong thủy cũng không có cách nào giải quyết vấn đề, lẽ nào có thể kết thúc trong tay đại học Tây Hoa bọn họ sao? Đám sinh viên vừa nghi hoặc vừa hưng phấn, nhưng vừa nghĩ đến vấn đề khó giải như thế, đầu liền đau như búa bổ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Chu Sa Nhiễm - Lưu Ly Tú
Ficción GeneralTác phẩm: Chu Sa Nhiễm (朱砂染) Tác giả: Lưu Ly Tú (琉璃秀) Độ dài: 160 chương Nhân vật chính: Chu Sa, Chu Tú Mẫn Thể loại: Bách hợp (Nữ x Nữ), Khảo cổ học, Thanh xuân, Hài hước, Hiện đại, HE Bản dịch thuộc về Giáo sư Choi, đã được Giáo sư ủy quy...