Chuyển ngữ: Wanhoo
Ninh Thư ghé tiệm bánh ngọt mua cho Chúc Tư Viễn một chiếc bánh sinh nhật. Hôm nay là sinh nhật ba tuổi của thằng bé, chẳng mấy mà Chúc Tư Viễn đến tuổi đi học.
Ninh Thư mong cô lo liệu xong xuôi cho Chúc Tư Viễn trước khi cô lên tiền tuyến.
Thật ra Ninh Thư muốn dẫn Chúc Tư Viễn theo nhưng cô là quân y, dẫn con đến sống ở nơi thiếu thốn dễ bề có chuyện.
May mà giờ vẫn đang học lớp quân y thực tập, không vội cử cô lên chiến trường. Mà từ giờ đến lúc kháng Nhật còn mấy năm nữa.
Cô vẫn có đủ thời gian sống cùng Chúc Tư Viễn.
Cô đã ký tên vào giấy tờ, lên chiến trường là chuyện sớm muộn, nếu cô thay đổi quyết định vậy cái kết sẽ rất bi thương.
Sống trong thời chiến, tính mạng con người là thứ rẻ mạt nhất. Mong mỏi sâu thẳm của Ninh Thư chỉ là bảo vệ bản thân, bảo vệ Chúc Tư Viễn, dạy dỗ Chúc Tư Viễn nên người, không để thằng bé trở thành con nhà giàu chỉ biết phá phách.
Về đến nhà, Ninh Thư cắm nến lên bánh, cô nói: "Tư Viễn ước đi con."
"Ước là gì ạ?" Chúc Tư Viễn thắc mắc.
Ninh Thư lại bảo: "Tư Viễn muốn làm gì nhất nào?"
"Tư Viễn muốn ở mãi với u." Chúc Tư Viễn trả lời.
Xem kìa, nghe mà mát lòng mát dạ.
Ninh Thư và Chúc Tư Viễn cùng thổi nến, cắt bánh rồi cùng ăn bánh sinh nhật.
Cô rửa ráy cho Chúc Tư Viễn, bế Chúc Tư Viễn lên giường kể chuyện cổ tích cho con nghe. Thấy Chúc Tư Viễn đã ngủ, Ninh Thư thở dài xoa đầu thằng bé.
Chúc Tư Viễn là một đứa trẻ không được bố mẹ yêu thương. Thằng bố thì không cần bàn, gặp nhau mà coi nhau như người lạ, không biết Chúc Tư Viễn là ai. Chúc Tố Nương chăm chăm kiếm tiền qua ngày qua tháng, khó tránh việc thường xuyên không quan tâm Chúc Tư Viễn. Con lớn không nghe lời cũng do ngày bé tích tụ nhiều tủi hờn, khát khao được quan tâm nên mới chống đối bố.
Tóm lại là một đứa trẻ thiếu tốn tình thương.
Đợi Chúc Tư Viễn đã say giấc nồng, Ninh Thư mới bỏ đồ của Chúc Nghiên Thu ra khỏi túi. Có áo lông vũ, có đồng phục học sinh, chiếc đồng hồ một nghìn đồng bạc và một chiếc bút máy.
Chiếc bút máy này rất đẹp, mặt ngoài khắc hai chữ Nghiên Thu. Ninh Thư lấy dao xoá hai chữ này đi.
Cô tiếp tục kiểm tra bộ đồng phục, nhìn thấy cổ áo trong có thêu tên Chúc Nghiên Thu, cô lôi kim chỉ ra chỉnh sửa. Quần áo có vết bẩn cô lại cầm đi giặt.
Sau khi quần áo khô, cô cất hết đồ vào túi rồi mang đi bán cho cửa hàng.
Đồng hồ một nghìn đồng bạc bán được có năm trăm, trong khi còn mới đến chín mươi phần trăm, Ninh Thư quyết không chịu. Mặc cả mãi cuối cùng chốt giá sáu trăm năm mươi đồng bạc cô mới đồng ý.
Bút máy và quần áo bán được mười mấy đồng, tính ra cũng khá là cao.
Không hổ danh là phường cướp bóc, lột sạch tiền bạc nhà họ Chúc để mua những món đắt đỏ này.
BẠN ĐANG ĐỌC
Ninh Thư (401-600)
General FictionNinh Thư chết sau mười lăm năm nằm trên giường bệnh đấu tranh với căn bệnh ung thư quái ác. Những tưởng đã thực sự giải thoát bản thân đi về miền cực lạc, thế nhưng vào khoảnh khắc mà linh hồn Ninh Thư trôi nổi trong không trung, lại bất chợt có giọ...