Con tôi, một chàng trai giỏi giang, nhưng hết sức nhạy cảm, do đó, ngưỡng cảm xúc trước tác động của bên ngoài rất thấp, cho dù đó chỉ là một ánh mắt, lời nói, cử chỉ của ai đó, hay có lúc chỉ là một cơn mưa, một cơn gió độc... và hết sức dễ dàng để trở nên lo âu. Thường là những nỗi lo âu đi kèm với nỗi sợ những hậu quả bâng quơ nào đó. Lo âu và sợ hãi cứ như nằm ngay trong đầu mình, dường như chả có lý do nào hợp lý cho chúng cả. Nhưng chúng ở đó và không chịu dời đi!
Khi ấy, mẹ con tôi làm gì?!
- Trước hết, tôi hỏi con, thường là: con thấy lo lắng phải không?Có, hoặc không câu trả lời của con, thì câu thứ hai vẫn cần hỏi tiếp: con thấy lo lắng từ khi nào, hoặc nếu thấy con khó trả lời thì đưa ra câu hỏi xác định hơn: con thấy lo lắng từ sớm nay à (trưa nay à...? – tùy theo quan sát của mình, tôi đôi khi có thể cảm nhận những cơn lo sợ đến với con từ lúc nào).- Những câu hỏi trên sẽ giúp mở đầu câu chuyện với con, cho con một lý do để nói chuyện.Tất nhiên, để chuẩn bị nói chuyện, tôi sẽ chuẩn bị tâm lý thăng bằng, bình an, chế ngự những nỗi lo lắng của chính mình, tin tưởng vào con và vào câu chuyện của 2 mẹ con sắp nói. Tóm lại, chuẩn bị đầy đủ thời gian (thường sẽ khá lâu, từ vài chục phút tới vài tiếng, tùy tâm trạng và độ khó của con), tâm lý và điều kiện (dự liệu trước là có thể cùng con làm một số việc chung nào đó nếu con đề nghị, kiểu như cùng dọn nhà, cùng lái xe ra ngoại ô, cùng đi ăn trưa, ăn tối...)!- Cuộc nói chuyện có thể được thực hiện, khi đó có thể bảo đảm tới 90% là sẽ giải tỏa phần lớn căng thẳng của con, hoặc chí ít sẽ đưa ra các giải pháp tạm thời. Tuy nhiên, cuộc nói chuyện có thể không được thực hiện. Có nghĩa là, con tôi đã rút sâu hơn vào bên trong thế giới của con, con cần thêm thời gian. Khi ấy, có một câu nói phù hợp nhất là: mẹ ở đây nhé, con gọi mẹ khi muốn nhé.Thái độ phù hợp nhất trong trường hợp này là để con lại một mình, làm việc đâu đó gần gần để có thể tiếp tục giữ khoảng cách vật lý với con, phòng khi cơn lo âu giảm xuống, con sẽ bắt đầu nói chuyện.Nhưng nếu, cơn lo âu, sợ hãi chưa có dấu hiệu lùi bước, tôi sẽ tìm thêm sự trợ giúp từ bà ngoại, từ bố, từ em gái, từ các cậu của cháu... Trước hết là tôi phải cảm thấy vững tâm vì cháu vẫn đang được quan tâm và tình huống vẫn đang được kiểm soát tốt!
GHI CHÚ SỐ 1: Gợi mở để có thể đối thoại. Trong trường hợp chưa có thể đối thoại, không gây thêm áp lực, chờ đợi và yêu cầu trợ giúp bất cứ khi nào thấy cần thiết.
YOU ARE READING
Chống TRẦM CẢM, LO ÂU
TerrorTrầm cảm là thứ mà tôi rất sợ phải trải qua nó, bởi nó thật kinh khủng. Nó tàn phá mọi thứ trên bước chân của nó, nó ăn sạch những cảm xúc của tôi, không chừa lại chút gì cả. Nhưng nó cũng giúp tôi nhận ra cái gì là quan trọng đối với tôi. Những th...