2. Vì sao con tôi lo âu

41 1 0
                                    

Nguyên nhân gây nên lo âu của con tôi, nói chung, không xuất phát từ tác động của môi trường xung quanh, bạn bè hay ngoại cảnh, mà dường như xuất phát từ bên trong đầu óc của cháu. Cứ lo lắng vậy thôi, chả giải thích được.Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nguyên nhân của những nỗi lo thiếu cơ sở ấy nằm ở sự thiếu hụt, trục trặc của các chất dẫn truyền thần kinh, vì chúng mà các tín hiệu truyền về vỏ não bị mã hoá, rồi giải mã sai bét. Kiểu như khi máy tính bị virut, tính toán sai lạc hết cả! Các cái sai này dẫn đến khủng hoảng tâm trí, không do tác động từ bên ngoài, hoặc do bị phóng đại tác động từ bên ngoài gấp rất nhiều lần, mà thường là phóng đại các tác động tiêu cực (còn khi tác động tích cực bị phóng đại sẽ gây ra hiệu ứng rối loạn cảm xúc lưỡng cực).Biết thế, mẹ con tôi cần làm gì?!- Vào lúc nào đó vui vẻ nhất của con, khi cảm nhận được sự cân bằng, bình tĩnh của cháu, tôi sẽ bắt đầu câu chuyện về dẫn truyền thần kinh một cách dễ hiểu nhất! Tôi đã kể cho cháu nghe về kinh nghiệm của bản thân mình, về những lần lo lắng, hồi hộp vô lý nhất mà mình từng trải qua, để rồi phân tích lý do là vì tác động của serotonin, dopamin...- Vốn thông minh, con tôi lập tức so sánh với bản thân và hỏi: mẹ không định nói về những nỗi lo vô căn cứ của con đấy chứ?!- Chính thế đấy, tôi trả lời, mẹ muốn con biết là, hệ thần kinh đã đánh lừa con rất nhiều cú ngoạn mục ra sao!- Cháu suy nghĩ hồi lâu rồi chậm rãi nói: con sẽ thử cố gắng phớt lờ cảm giác của mình xem sao!!!- Tôi lập tức hỏi: con định phớt lờ bằng cách nào thế?!- Con chưa biết phải làm thế nào cả! Cháu thẳng thắn đáp!Vậy là mẹ con tôi tiếp tục bàn cách đối phó với từng nỗi lo cụ thể, phân tích từng cảm giác cụ thể.Ví dụ: cháu kể, con muốn ăn thêm ít rau, nhưng rất lo là bị no quá; nhưng nếu không ăn thêm, con sợ mình bị thiếu rau! Rõ ràng nỗi lo và nỗi sợ ở đây rất là không cần thiết, vì một hai gắp rau không gây hại cho bất cứ ai, nhưng lại mang đến sự bất an có thực cho con tôi! (Và thường là như thế, lo âu bệnh lý ấy luôn đẩy chúng ta vào các mâu thuẫn không thể giải quyết được!)- Chúng tôi đã cùng bàn bạc, thậm chí lấy thử chút rau đó ra cân lên để tính toán xem nó sẽ mang thêm bao nhiêu calo cho bữa ăn... để rồi, cả hai mẹ con đi đến kết luận rằng, hoàn toàn không cần thiết phải lo lắng vì ăn thêm hay không ăn thêm vài gắp rau!Chúng tôi cứ thế kiên trì phân tích mọi việc từ nhỏ, từ rất nhỏ như thế. Cho đến một hôm, cháu tuyên bố, con thấy mình tự nhiên bớt lo sợ rất nhiều! Con muốn mình không lo âu nhiều nữa, con thấy dạo này thật dễ chịu.
GHI CHÚ SỐ 2: kiên trì nói chuyện, những chuyện tưởng chừng rất nhỏ, nhưng ý nghĩa rất lớn. Khi hệ thần kinh bị lỗi, không có việc gì là nhỏ cả! Mọi thứ đều sẽ bị phóng đại lên. Cứ kiên trì gỡ từng chuyện nhỏ, sẽ đến một thời điểm, ý thức cá nhân sẽ có tác động chỉnh sửa tới hoạt động của hệ thần kinh. KIÊN NHẪN, KIÊN NHẪN VÀ KIÊN NHẪN!

Chống TRẦM CẢM, LO ÂUWhere stories live. Discover now