Khi gặp những vấn đề tâm bệnh, chúng ta rất cần được chăm sóc, chữa trị, yêu thương và bảo vệ đúng cách.Khi mắc tâm bệnh, một mặt, bên trong đầu óc chúng ta dường như bị tước đoạt hết các suy nghĩ hợp lý, giống như bị bất lực, mặt khác, chúng ta vô cùng dễ bị tổn thương, cực kỳ nhạy cảm đối với mọi tác động từ bên ngoài.Tôi đã suy nghĩ rất lâu về việc làm thế nào để người mắc tâm bệnh không bị tổn thương, không bị "gãy vụn" trước những tấn công từ ngay bên trong vỏ não của mình, đồng thời không chịu thêm đau khổ vì những tác động từ bên ngoài. Tôi cho rằng, chúng ta phải bắt đầu từ hạn chế tác động tiêu cực từ bên ngoài trước đã. Trong khi tôn trọng người bệnh, để cho họ quyền kiểm soát thời gian và tự điều chỉnh bên trong họ, từ phía bên ngoài, hạn chế tối đa tác động tiêu cực. Có lẽ, cho đến nay, tôi nhận thấy sách lược này phát huy hiệu quả trong đa số trường hợp.Khi chăm sóc người mắc tâm bệnh, người nhà cũng cần được chăm sóc, cũng cần được chia sẻ những kiến thức về bệnh và về những điều nên làm, không nên làm.Cứ tưởng tượng, nếu con chúng ta sốt cao, hay mắc phải căn bệnh nguy hiểm nào đó, hiển nhiên là chúng ta chăm sóc chúng với tất cả sự yêu thương và sự tội nghiệp dành cho chúng. Có nghĩa là, con bị ốm thì chúng trở nên nhỏ bé hơn trong mắt chúng ta, từ đó, cư xử với chúng cũng giống như ta cư xử với các em bé vậy. Tuy nhiên, nếu con chúng ta mắc tâm bệnh, thì hãy chăm sóc chúng bằng 2 lần yêu thương và không cần tội nghiệp. Điều này đối với cha mẹ, người thân thật không dễ dàng chút nào, vì tâm lý khi thấy người yếu đuối hơn mình, thương cảm thường biến thành thương hại. Mà thương hại thì rất có hại trong trường hợp này.Chẳng hề dễ dàng để cư xử với rất nhiều tình yêu thương, đồng thời với tất cả sự tôn trọng phẩm giá, tôn trọng cá nhân người bệnh. Muốn làm được như vậy, từ trong suy nghĩ của chúng ta, ngay từ những suy nghĩ đơn giản nhất, cũng cần đặt ra những nguyên tắc để cư xử không gây hiểu lầm, không gây thương tổn.Ví dụ, gõ cửa trước khi vào phòng, không áp đặt để tạo thêm áp lực không cần thiết, luôn báo trước về những sự kiện, hay công việc sắp diễn ra, bàn bạc, trao đổi mọi vấn đề liên quan trực tiếp đến họ... Những khó khăn về tâm lý thường làm chúng ta trở nên tự ti. Do vậy, càng không nên để họ bị lún sâu vào những suy luận bi quan, bế tắc.Từ đó, chúng ta không cần chiều chuộng người bệnh, nhưng nhất thiết không tranh luận với họ, tránh cãi cọ, không để xảy ra mâu thuẫn và phải tôn trọng họ. Hãy tôn trọng khoảng cách an toàn mà họ tự đặt ra cho các mối quan hệ. Chúng ta phải tin tưởng rằng cơn trầm cảm nhất định sẽ qua khi đạt đỉnh điểm và sau đó, người bệnh sẽ tự rút ngắn khoảng cách với người thân lại để yêu cầu trợ giúp. Hãy sẵn sàng khi đó.
GHI CHÚ SỐ 6: phải có niềm tin, tin tưởng vào người thân của mình, rằng họ đủ sức đối phó với cơn trầm cảm đang tới, rằng cơn trầm cảm nhất định sẽ lui bước. Tôn trọng là nguyên tắc vô cùng quan trọng để có thể giúp đỡ người thân vượt qua khó khăn, đối mặt với trầm cảm.
YOU ARE READING
Chống TRẦM CẢM, LO ÂU
TerrorTrầm cảm là thứ mà tôi rất sợ phải trải qua nó, bởi nó thật kinh khủng. Nó tàn phá mọi thứ trên bước chân của nó, nó ăn sạch những cảm xúc của tôi, không chừa lại chút gì cả. Nhưng nó cũng giúp tôi nhận ra cái gì là quan trọng đối với tôi. Những th...