Hoành có quốc sắc, Ngạn có thiên hương, mọi người đều biết.
Mà hai nước còn có hai thành trì có chỗ tương tự.
Hoành có Ly Thương, Ngạn có Ly Giang, chỉ sai một chữ. Ly Giang có một giang hồ thế gia, họ Tô, chuyên dùng độc, là nơi quan phủ chú ý nhất. Mà Ly Thương cũng có một thế gia, họ Cố, chuyên. . . Giết người.
Sau hai tháng bôn ba, Âm Cố đã về tới tòa thành nàng quen thuộc nhất.
Kháo sơn cật sơn, kháo hải ngật hải, Ly Thương gần biển, đa số dân cư nơi đây dựa vào biển mà sống. Ngoài cửa thành đã có không ít người cùng đợi vào thành. Cổng thành Ly Thương có hàng rào, để thu phí từ các ngư dân.
Đây là lệ thường hằng năm. Vả lại khi vào thành rồi họ sẽ được bảo hộ, cho nên các ngư dân đều ngoan ngoãn xếp hàng.
Tuy Ly Thương gần biển, nhưng nó nằm ở trên bờ. Nội thành cũng không có dính líu gì đến biển. Và điều này cũng lý do vì sao Ly Thương có bến tàu nhưng không phải là lộ tuyến phồn hoa nhất. Đường biển chủ yếu của Hoành Quốc là ở phía nam của thành Ly Thương, ở đó mới có bờ biển. Thuyền như nước chảy. Nhưng nghe nói lúc trước không phải là như thế. Ly Thương từng gặp đại nạn, nên toàn thành mới lui về phía sau vài dặm. Mặc dù đã lui thành nhưng ở bờ biển vẫn có quan binh đóng quân.
Biển là một tấm lá chắn của thiên nhiên, nhưng nó cũng là chỗ hở to lớn. Dễ dàng đuổi địch, nhưng cũng dễ dàng bị địch thôn tính. Lời này là năm xưa có người nói. Mà cái người nói lời này đó là Cố gia. Nhưng đó đã là chuyện rất lâu xưa kia.
Hiện tại Cố gia vẫn nổi danh. Nhưng Cố trang không phải ở nội thành hay nơi dễ nhìn thấy. Mà là một nơi không thể tiếp cận của Ly Thương.
Hôm nay, ngư dân vào thành để đem cá vào bán ở chợ như mọi ngày. Trong chợ có chợ cá, gần như chiếm một nửa cái chợ. Nơi này vĩnh viễn đều tràn ngập mùi tanh mặn, thậm chí là thối, nhưng dân bản xứ sớm đã quen.
Giữa hè nóng bức, mà dường như gió biển hôm nay cũng theo các ngư dân vào thành nên có hơi mát lạnh. Nhưng rất nhanh đều bị tiếng mua bán rao hàng phá tan. Chợ người đến người đi, cò kè mặc cả, ngày nào cũng như ngày nào.
Chỉ là hôm nay các ngư dân có chú ý tới một chi tiết: Có mấy người mặc xiêm y đồng màu xám xuất hiện ở đây.
Không phải ai cũng có thể mặc xiêm y màu này, vì loại xiêm y đó là một dấu hiệu. Cổ áo có hoa văn đặc thù, bên hông tiểu loan đao màu đen. Tuy Hoành Quốc không có lệnh cấm mang binh khí, nhưng nếu ở nội thành mà công nhiên mang binh khí thì sẽ thường xuyên bị kiểm tra. Nhưng họ là người của Cố trang! Tương truyền xưa kia, Ly Thương gặp hải tặc tập kích tổn thất thảm trọng, là Cố trang xuất động người của mình diệt toàn bộ hải tặc tại đây, nội thành, cứu vớt Ly Thương. Cho nên, tuy Cố trang tự xưng là người giang hồ nhưng triều đình vẫn cho đãi ngộ đặc thù. Đối với quan phủ mà nói, có Cố trang ở đây thì nội thành có thể giảm được một nửa lực lượng cảnh giới. Mà cũng vì có Cố trang ở đây nên cũng sẽ thường xuyên có vài cừu gia tìm tới cửa. Tóm lại là quan hệ giữa quan phủ và Cố gia, cũng giống như quan hệ của Tô gia và quan phủ ở Ngạn Quốc thành Ly Giang, vừa thủ vừa công.
BẠN ĐANG ĐỌC
[BáchHợp-Edit Hoàn] Hỉ Tương Cố (喜相顧) - Mộ Thành Tuyết(慕成雪)
Tiểu Thuyết Chung- Bộ edit thứ 3 - Thể loại: GL, điền văn, cổ đại, tình hữu độc chung, ân oán giang hồ, 1x1. HE Couple: Hỉ Mi x Âm Cố Tổng 95 chương. "Chuyện về một nàng sát thủ bỏ nghề làm bà đỡ bởi vì nhân tính trỗi dậy mạnh mẽ khi thấy một thai phụ sinh con...