Cần làm gì để giúp đỡ bệnh nhân trầm cảm

311 14 0
                                    

linkid / Tháng Bảy 30, 2015

Tác giả: Nguyễn Huy Hoàng

Trước hết, mình chia sẻ bài viết này với mục đích chính là mong muốn giúp những người có người thân hay bạn bè đang bị trầm cảm có thêm một phần thông tin (hi vọng là bổ ích) để hiểu hơn về căn bệnh này, và nếu có thể thì giúp đỡ họ một cách hiệu quả hơn trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, mình cũng hi vọng có thể giúp các bạn đang phải chống chọi với trầm cảm cảm thấy không quá cô đơn trong hành trình khắc nghiệt mà mình và các bạn đang phải trải qua.

Bên cạnh đó, mình cũng hiểu rằng rất nhiều người trong số chúng ta có những lúc cảm thấy bản thân mình là một gánh nặng cho bạn bè và người thân và do đó thay vì bày tỏ mong muốn được giúp đỡ thì lại cô lập bản thân để rồi phải tự mình loay hoay đi tìm lối thoát – đôi khi tưởng như là trong vô vọng. Mình muốn các bạn hiểu rằng chúng ta không có lỗi trong căn bệnh của mình cũng như với tất cả những điều tiêu cực mà nó mang lại. Quan trọng hơn, không ai đáng phải chịu đựng một mình. Và dù cuộc sống có trở nên u ám thế nào đi nữa thì ở đâu đó chúng ta vẫn còn cơ hội. Chỉ cần đừng buông bỏ.

Với riêng những bạn đang cần sự giúp đỡ, nếu các bạn cảm thấy những thông tin trong bài viết này có thể giúp ích, dù là rất nhỏ, xin hãy mạnh dạn chia sẻ với những người mà bạn cảm thấy tin tưởng. Vì biết đâu chỉ một đường link bâng quơ trên facebook cũng có thể mở ra những cơ hội mới.

Phần thông tin dưới đây được thực hiện chủ yếu theo bài viết “Helping a Depressed Person” của Melinda Smith, M.A., Suzanne Barston, và Jeanne Segal, Ph.D. tại HelpGuide.org

***

Nếu bạn có bạn bè hay người thân mắc bệnh trầm cảm, sự ủng hộ, động viên, và khích lệ của bạn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp bệnh nhân trầm cảm trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng cũng cần lưu ý rằng bệnh nhân trầm cảm cũng có thể tác động ngược trở lại bạn, và nếu không giữ được trạng thái ổn định của bản thân thì chính bạn cũng có thể sẽ trở nên không chịu đựng được những áp lực từ quá trình điều trị căn bệnh này.

Có thể bạn sẽ phải trải qua nhiều cảm xúc tiêu cực khác nhau: căng thẳng, áp lực, bất lực, giận dữ, sợ hãi, tội lỗi, buồn bã, chán nản. Xin hiểu rằng những cảm xúc này xuất hiện là điều hoàn toàn bình thường vì đối mặt với những tác động của căn bệnh trầm cảm của người thân hay bạn bè không phải là điều dễ dàng. Điều quan trọng là bạn phải tự chăm sóc bản thân thật tốt, cả về mặt thể chất và tinh thần, để tránh rơi vào trạng thái suy sụp trước khi có thể giúp bất cứ điều gì cho bệnh nhân trầm cảm. Bằng cách này, bạn có thể có đủ sức mạnh để tiếp tục hỗ trợ cho quá trình điều trị gian nan mà bệnh nhân trầm cảm phải trải qua.

Hiểu về bệnh trầm cảm

Để giúp đỡ một bệnh nhân trầm cảm, bạn cần hiểu rõ về căn bệnh này, trong đó quan trọng nhất là:

            •Trầm cảm là một tình trạng bệnh nghiêm trọng. Nếu như đau dạ dày chẳng hạn là một căn bệnh dễ tưởng tượng thì trầm cảm lại khó hình dung hơn, và trường xuyên bị coi nhẹ do bị đánh đồng với tâm lý yếu đuối của người bệnh. Trầm cảm có những tác động tiêu cực đến bản thân người bệnh, khiến họ không còn năng lượng, động lực để tiếp tục cuộc sống thường ngày, từ đó còn gây ra nhiều ảnh hưởng phụ tới những người xung quanh. Nguy hiểm nhất là đa số trường hợp trầm cảm dẫn đến hành vi tự tử của người bệnh.

Depression (Trầm cảm) Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ