linkid / Tháng Tư 22, 2015
Theo Charles Darwin (người gần như đã bị “tê liệt” bởi chứng kinh sợ không gian rộng (Agoraphobia) đã khiến ông chỉ quanh quẩn ở nhà hàng năm trời sau chuyến du hành của ông trên tàu Beagle), những giống loài mà trải qua một lượng thích hợp sự sợ hãi sẽ tăng khả năng sống sót. Những người mắc rối loạn lo âu hoặc hay lo âu thường ít có khả năng tự loại bỏ chính mình ra khỏi nguồn gen, ví dụ họ sẽ không bao giờ làm những việc “nguy hiểm” như vui đùa trên vách đá hoặc trở thành phi công chiến đấu.
Một nghiên cứu mang tầm ảnh hưởng lớn được tiến hành cách đây 100 năm bởi hai nhà tâm lý học tại Đại học Harvard là Robert M. Yerkes và John Dillingham Dodson, đã đặt nền móng cho ý tưởng rằng mức độ lo âu vừa phải sẽ cải thiện hiệu suất. Dĩ nhiên quá nhiều lo âu thì hiển nhiên sẽ làm giảm hiệu suất, nhưng nếu không lo lắng thì chắc chắn hiệu suất làm việc cũng sẽ giảm đi tương đối. “Nếu không có lo âu, hẳn là sẽ có rất ít việc được hoàn thành”, David Barlow, nhà sáng lập đồng thời là giám đốc danh dự của Trung tâm rối loạn lo âu và các rối loạn liên quan tại Đại học Boston, đã viết.
Hiệu suất của các vận động viên, nghệ sĩ, nhà điều hành, các nghệ nhân, và học sinh sinh viên sẽ bị ảnh hưởng; sức sáng tạo sẽ giảm. Và sau đó tất cả những gì chúng ta có thể đạt được đó là trạng thái “bình yên” sau một thời gian dài sống trong xã hội có nhịp độ phát triển nhanh. Điều này có thể nguy hiểm tương đương với cuộc chiến tranh hạt nhân (nói về sự phát triển của xã hội nếu con người không có sự lo lắng thôi thúc)
Bằng chứng lịch sử cho thấy chứng lo âu có thể liên quan mật thiết tới những thiên tài nghệ thuật và sáng tạo. Ví dụ như những tài năng văn học của nhà văn nữ Emily Dickinson, đã gắn bó chặt chẽ và ràng buộc với sự tách biệt xã hội của bà, mà theo như một số người nói đó là sản phẩm của sự lo âu (Bà ấy chỉ tuyệt đối ở trong nhà sau 40 tuổi). Franz Kafka mang theo sự nhạy cảm trong thần kinh của mình đến với sự nhạy bén về nghệ thuật, và Woody Allen cũng vậy. Jerome Kagan, một nhà tâm lý học nổi tiếng ở Harvard đã dành hơn 50 năm nghiên cứu tính cách con người, cho rằng chứng lo âu, lo lắng của T. S. Eliot và “phản xạ mạnh” về mặt tâm sinh lý khiến ông trở thành một nhà thơ vĩ đại. Kagan quan sát rằng, Eliot là một “cậu bé ngượng ngùng, cẩn trọng và nhạy cảm” – nhưng vì ông ấy được gia đình hỗ trợ, được giáo dục tốt, và với “khả năng khác thường về ngôn ngữ”, Eliot đã có thể “sống thoải mái với bản chất tính khí của mình bằng một cuộc sống đơn độc và hướng nội”.
Marcel Proust, có lẽ nổi tiếng nhất về việc chuyển hóa sự nhạy cảm trong thần kinh của mình vào nghệ thuật. Cha của Proust, ông Adrien, là một bác sĩ có mối quan tâm mạnh mẽ đến sức khỏe thần kinh và là đồng tác giả của cuốn sách có ảnh hưởng lớn tên là “The Hygiene of the Neurasthenic”. Marcel đã đọc cuốn sách của cha mình cũng như đọc rất nhiều những cuốn sách khác từ các bác sĩ thần kinh hàng đầu vào thời điểm đó, và kết hợp thành quả của họ vào các tác phẩm của mình. Đối với Proust, sự tinh tế về cảm thụ nghệ thuật gắn liền với phẩm chất thần kinh (bẩm sinh). Dean Simonton, một giáo sư tâm lý ở Đại học California đã dành hàng chục năm nghiên cứu về tâm lý của sự thiên tài, đã viết rằng “sức sáng tạo vượt trội” thường đi cùng với các rối loạn về tâm lý/tâm thần; và các cơ chế về nhận thức hoặc thần kinh sinh học gây ra rối loạn lo âu ở một số người có thể đồng thời tăng khả năng suy nghĩ sáng tạo của họ.
BẠN ĐANG ĐỌC
Depression (Trầm cảm)
De TodoKhông có gì để nói ==" Chỉ là cái này cũng là copy --' Vẫn chưa có sự đồng ý của tác giả và người dịch. Mong các bạn thông cảm