Ảo giác về quyền điều khiển

140 6 0
                                    


Hải Đường Tĩnh Nguyệt / Tháng Tư 17, 2017

Ảo giác về quyền điều khiển (Illusion of control)  là khuynh hướng một người đánh giá quá cao khả năng anh ta điều khiển được các tình huống, sự kiện. Ví dụ, hiện tượng này xảy ra khi anh ta cảm giác được quyền điều khiển đối với kết quả của một sự kiện mà rõ ràng là anh ta không có sức ảnh hưởng gì. Hiệu ứng này được đặt tên bởi nhà tâm lý học Ellen Langer và được cho rằng có ảnh hưởng đến các hành vi cờ bạc và niềm tin về những điều siêu nhiên.

Ảo giác về quyền điều khiển rất thường xảy ra ngay cả trong tình huống ngẫu nhiên nhất. Và đặc biệt, nó thường xảy ra trong những hoàn cảnh có liên quan đến cá nhân, sự tương đồng, biết trước kết quả mong muốn, và sự tập trung về thành công. Khi một tình huống hoàn toàn ngẫu nhiên có những dấu hiệu vừa liệt kê xảy ra thì người ta cư xử, hành động như thể kết quả của tình huống ấy được quyết định bởi họ, hay nói chính xác hơn là những kỹ năng của họ. Những yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến hiệu ứng này bao gồm trạng thái, khí sắc trầm uất và nhu cầu về quyền không chế. Tức là ảo giác về quyền điều khiển sẽ thấp và yếu với những người bị trầm cảm hoặc đang trong trạng thái trầm uất. Họ thường nghĩ mình sẽ không thay đổi được gì và mọi chuyện sẽ không bao giờ khá lên được. Những người trầm uất và người không trầm uất khác nhau ở khả năng họ xác nhận sự thiếu hụt quyền điều khiển. Với những người không trầm cảm, họ phô bày ảo giác về quyền điều khiển khi đánh giá mức độ điều khiển mà họ có được với một sự kiện mà hậu quả rõ ràng là không nằm trong quyền điều khiển của họ. Còn với những người trầm cảm thì họ có nhận thức chính xác hơn về sự khuyết thiếu quyền điều khiển của mình. Điều này thường được coi là thiếu hụt động lực (hoặc ngược lại, thiếu nhạy cảm về quyền điều khiển nằm trong những chuỗi nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm).  Ngược lại, ảo giác về quyền điều khiển sẽ mạnh đối với những người có nhu cầu và cảm giác cần thiết để khống chế. Ảo giác này càng mạnh hơn trong những tình huống áp lực và cạnh tranh bao gồm các vấn đề liên quan đến trao đổi kinh tế.

Trong những nghiên cứu khá thú vị về hiệu ứng này, Langer chứng minh rằng người ta thường đánh giá cao quyền điều khiển của mình trong những tình huống đơn thuần ngẫu nhiên. Ví dụ, trong một thí nghiệm, một số người được quyền lựa chọn vé xổ số cho mình, còn một số người thì được phát vé xổ số. Sau đó, những người tham gia cuộc thí nghiệm được quyền đổi vé số một lần với khả năng trúng giải cao hơn. Mặc cho sự thật rằng nếu đổi vé số thì khả năng trúng số sẽ cao hơn, nhưng những nguời được quyền lựa chọn vé số ban đầu không đổi số. Họ vẫn giữ tấm vé số mà mình chọn ban đầu. Dường như họ nghĩ rằng, tự mình chọn vé số làm tăng khả năng họ trúng giải – như thể hành động lựa chọn vé số của họ cho họ quyền điểu khiển kết quả xổ số, mà rõ ràng các số được chọn trúng giải chỉ là ngẫu nhiên mà thôi và chẳng có liên quan gì đến chuyện họ là người chọn số, hay là được phát số cho.

Sự lựa chọn được cho là gây ra ảo giác về quyền khống chế. Người ta hành xử như thể họ có quyền điều khiển nhiều hơn nếu họ tự mình thảy xúc xắc hơn là người khác thảy cho họ. Khi người ta trông chờ vào một kết quả nào đó, và kết quả ấy xảy ra như họ mong muốn thì họ thường đánh giá quá cao mức độ ảnh hưởng của mình đối với kết quả ấy, như thể nhờ có mình, hay mình là yếu tố quyết định làm nên kết quả này. Tuy nhiên, mỉa mai thay, trong những tình huống mà người ta hoàn toàn có quyền điều khiển, thì họ lại đánh giá thấp quyền điều khiển của mình.

Depression (Trầm cảm) Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ