linkid / Tháng Một 12, 2016
Nguồn: Friedman, Edward S. ‘Diagnosis’. Handbook Of Depression. Edward S. Friedman and Ian M. Anderson. 2nd ed. London: Springer Healthcare Communications, 2014. 19–30. Print.
Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng (mọi góp ý xin vui lòng gửi trực tiếp về địa chỉ hoanghannom@gmail.com)
Hiệu đính: Nguyễn Thanh Hà & Nguyễn Huy Hoàng
Chương 1: Trầm cảm: Phân loại, nguyên nhân, và dịch tễ học
Chương 2: Trầm cảm trong các nhóm bệnh nhân khác nhau
Chương 3: Chẩn đoán bệnh
Edward S Friedman
Các dấu hiệu và triệu chứng của trầm cảm
Trầm cảm được đặc trưng bởi các triệu chứng thường rơi vào hai nhóm: tâm lý, và xôma (hay thể lý). Nhóm thứ nhất được đặc trưng bởi một cảm giác buồn dai dẳng, gọi là “phiền muộn” (dysphoria), và một trạng thái thiếu hứng thú và niềm vui trong các hoạt động ưa thích trước đây tồn tại dai dẳng, gọi là “mất hứng” (anhedonia). Người trầm cảm có triệu chứng phiền muộn mô tả họ là bất lực và vô vọng, chán nản, “buồn” (blue), “chán ngán” (fed up), “buồn chán” (down in the dumps), và “vô dụng.” Họ thường dễ khóc, dễ cáu, hoặc dễ thất vọng do họ có xu hướng có nhận thức thiên vị một cách tiêu cực về bản thân và những người có liên quan, một cái nhìn tiêu cực về tương lai, thường biểu hiện cảm giác tội lỗi một cách không phù hợp. Triệu chứng nghiêm trọng nhất của trầm cảm về tỷ lệ tử (mortality) và bệnh tính (morbidity) là hành vi tự sát [1]. Dạng suy nghĩ tự sát lành tính nhất – rằng “cuộc đời này không đáng sống” – cũng tương tự như niềm tin rằng cuộc sống của họ là vô vọng, họ bất lực và vô giá trị, và không có cơ hội cải thiện tương lai. Suy nghĩ tự sát với kế hoạch làm hại chính mình (hoặc người khác) cho thấy một mức độ nguy cơ tiềm ẩn cao hơn, nguy cơ này cao nhất khi bệnh nhân đang có dự định tiến hành kế hoạch hoặc đã chứng tỏ hành vi trong quá trình thúc đẩy suy nghĩ tự sát. Các yếu tố nguy cơ gần (proximal risk factors) dẫn đến tự tử bao gồm kích động (agitation), ý định hoặc kế hoạch tử tự hiện tại, trầm cảm nặng và/hoặc mất hứng, bất ổn (ví dụ, lạm dụng rượu hoặc suy giảm sức khỏe), mới mất người thân, và có sẵn chất độc chết người. Các yếu tố nguy cơ xa (distal risk factors) bao gồm ý định hoặc kế hoạch tử tự hiện tại, tiền sử tự sát của bản thân hoặc gia đình, có tính cách hung hăng hoặc bốc đồng (bao gồm khả năng rối loạn lưỡng cực, đặc biệt nếu đi cùng với rối loạn tâm thần), đáp ứng kém với điều trị trầm cảm, quan hệ điều trị (treatment alliance) kém, có tiền sử bị lạm dụng hoặc tổn thương, và/hoặc lạm dụng chất hoặc rượu [2]. Các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến tự sát được tóm tắt trong Bảng 3.1 [3].
BẠN ĐANG ĐỌC
Depression (Trầm cảm)
RandomKhông có gì để nói ==" Chỉ là cái này cũng là copy --' Vẫn chưa có sự đồng ý của tác giả và người dịch. Mong các bạn thông cảm