Rối loạn nhân cách tránh né

273 8 0
                                    

Hải Đường Tĩnh Nguyệt / Tháng Chín 12, 2017

Lười biếng – một trong bảy tội lỗi lớn nhất đời người có hai biểu hiện là buồn chán (tristitia) và thờ ơ (acedia). Và hai biểu hiện này đều đại diện cho hai loại rối loạn nhân cách. Buồn chán đại diện cho rối loạn nhân cách phụ thuộc, còn thờ ơ đại diện cho rối loạn nhân cách tránh nè – cũng là chủ đề ngày hôm nay.

Tại sao thờ ơ lại là đại diện cho rối loạn nhân cách tránh né? Thờ ơ là một trạng thái không quan tâm đến vị trí một người trong thế giới, và lâu dần trạng thái này có thể dẫn đến việc mất khả năng hoàn thành công việc trong cuộc sống, cũng như tâm thế “tôi không muốn bị làm phiền”. Những người mắc chứng này thường tự cô lập bản thân khi ra khỏi vòng tròn gia đình hay bạn bè. Họ cực kỳ dễ ngại ngùng, và dễ bị tổn thương bởi những dấu hiệu không hài lòng dù là nhỏ nhất từ những người khác. Vì thế họ thường tránh những hoạt động trong xã hội hay công việc đòi hỏi giao tiếp giữa người với người (Oltmanns & Emery, 2014).

Theo thống kê được đề cập trong cuốn Chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM-IV), RLNC tránh né thường xảy ra trong khoảng 0.5% đến 1% dân số nói chung. Ở DSM-5 thì tỷ lệ này tăng lên thành 2.4%. Ngoài ra, trong số các bệnh nhân ngoại trú tâm thần, thì có 10% bệnh nhân mắc chứng RLNC tránh né, đặc biệt phổ biến ở những người bị rối loạn lo âu.

Các nghiên cứu cho thấy khoảng 10-50% những người có rối loạn hoảng sợ với chứng sợ khoảng trống đồng thời mắc rối loạn nhân cách tránh né, và tỷ lệ này là khoảng 20-40% với những người có nỗi ám ảnh xã hội (rối loạn lo âu xã hội).

Nếu không điều trị, người bị RLNC tránh né có thể trở nên bị cô lập khỏi xã hội, về lâu dài sẽ gặp nhiều khó khăn với công việc và các hoạt động xã hội. Họ cũng có nguy cơ bị trầm cảm và lạm dụng chất (ClevelandClinic, 2014).

Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn nhân cách theo DSM 5

Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán trong DSM-5, RLNC tránh né xuất hiện ở giai đoạn đầu tuổi trưởng thành và hiện diện trong các bối cảnh khác nhau với tối thiểu 4 (hoặc nhiều hơn) trong các biểu hiện sau:

(1) Bệnh nhân tránh né các hoạt động xã hội, nghề nghiệp liên quan đến các mối quan hệ cần thiết vì sợ bị phê bình, bị phản đối, hoặc bị từ chối.

(2) Không muốn thiết lập mối quan hệ với những người khác trừ khi chắc chắn rằng mình được yêu thích.

(3) Thường dè dặt trong các mối quan hệ thân mật với người khác vì sợ hổ thẹn hay chế nhạo.

(4) Quan tâm quá mức đến việc bị phê bình hoặc từ chối trong các tình huống xã hội.

(5) Bị ức chế trong các mối quan hệ mới vì có cảm giác là không xứng đáng.

(6) Tự nhận thấy bản thân không có năng lực về mặt xã hội, không được lôi cuốn hoặc thua kém hơn những người khác.

(7) Thường ngại ngùng khi nhận các trách nhiệm hoặc tham gia vào các hoạt động mới vì sợ bị lúng túng.

Mặc dù họ rất muốn được yêu thích bởi người khác, nhưng nỗi sợ bị từ chối và không được chấp nhận càng lớn hơn khiến cho họ càng ngại ngùng, tránh né đám đông và các hoạt động xã hội (Oltmanns & Emery, 2014).

Depression (Trầm cảm) Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ