Lini / Tháng Bảy 21, 2015
Case bệnh: Trầm cảm (Depression)
C, một chuyên gia 43 tuổi, đã cảm thấy ngột ngạt với cuộc sống của mình trong 6 tháng qua. Sau khi cha anh qua đời, anh luôn tự hỏi về cuộc sống của bản thân mình. Sau đó, anh không được cân nhắc cho việc thăng chức, anh cảm thấy bất mãn; công việc đối với anh không còn thú vị nữa,anh thấy chúng thật nhàm chán. Một thời gian ngắn sau, anh thường thức dậy với một tâm trạng buồn bực và cảm thấy sợ hãi với việc phải ra khỏi nhà và chỉ trong vòng một tháng anh ngày càng cảm thấy khổ sở và buồn bã. Tương lai xám xịt. Anh muốn nghỉ việc nhưng không thể lên được một kế hoach nào. Anh không thể tập trung và công việc dần chất đống trên bàn trong khi anh ngồi đó, cố gắng quyết định mình nên bắt đầu từ đâu.Ở nhà anh thường thức dậy rất sớm và đi lại quanh nhà mà không có mục đích gì. Anh không còn cảm thấy ngon miệng khi ăn, và vợ anh khó chịu, liên tục nói rằng anh cần phải “thôi cái kiểu đấy đi”. Nhưng điều ấy chỉ khiến anh cảm thấy tồi tệ và vô dụng hơn. Mọi thứ chỉ trở nên rõ ràng khi một sang sớm vợ anh thấy anh đứng bên cửa sổ, khóc tức tưởi một cách không thể kiểm soát, và nói rằng anh chỉ muốn kết thúc mọi thứ.
Case bệnh: Hưng cảm nhẹ (Hypomania)
Một quản lý 25 tuổi đươc giao nhiệm vụ lập ra một bộ phận trong công ty. Cô làm việc hăng say, hoàn thành việc này, và còn đàm phán thành công một hợp đồng lớn. Cô được một công ty ‘săn được’ và trong tháng đầu tiên làm việc tại đây, cô vừa cảm thấy được khích lệ vừa choáng ngợp với lượng công việc được giao hằng ngày. Cô bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn nữa và bỗng thấy mình không cần ngủ quá nhiều nữa. Cô dành hàng tiếng đồng hồ ở công ty nhưng vẫn luôn tràn đầy năng lượng và ý tưởng. Cô yêu cầu một loạt các cuộc họp, gọi điện cho những quản lý cấp cao của các công ty khác nói về ý tưởng của mình và trở nên giận dữ khi những nhân viên cấp trên không tin tưởng những việc cô làm. Sự khó chịu trong cô tăng dần, cô thậm chí còn chửi mắng nhân viên và đồng nghiệp bằng những từ ngữ thô tục. Một sáng nọ, khoảng 2 tuần sau đó, cô tỉnh dậy và cảm thấy như mình thật sự ‘đầy quyền năng’ và được Chúa giao cho nhiệm vụ cứu đất nước khỏi những cuộc tấn công hạt nhân. Người thân trong gia đình trở nên hoảng hốt và đi tham khảo ý kiến bác sĩ.
Rối loạn cảm xúc là gì?
Rối loạn cảm xúc là các bệnh đặc trưng bởi những thay đổi trong tâm trạng, hưng cảm, trầm cảm hoặc tình trang kết hợp của cả hai. Một số tên gọi khác như Rối loạn tình cảm (Affective Disorder), Rối loạn lưỡng cực (Bipolar Disorder) và Rối loạn hưng phấn (Manic Disorder) cũng được sử dụng để miêu tả tâm trạng khác thường. Để phục vụ mục đích chẩn đoán và điều trị, có sự phân biệt rõ về bản chất và mức độ nghiêm trọng của việc thay đổi tâm trạng, vì vậy Rối loạn Lưỡng cực loại I được dùng cho những khóa lâm sàng, đặc trưng bởi sự xuất hiện của một hoặc nhiều giai đoạn hưng cảm hoặc hỗn hợp (hưng cảm và trầm cảm). Rối loạn Lưỡng cực loại II là sự xuất hiện của một hoặc nhiều giai đoạn Trầm cảm nặng kèm với ít nhất một giai đoạn Hưng cảm nhẹ.
Dịch tễ học
Các nghiên cứu dịch tễ học như Viện Sức khỏe Tâm lý Quốc gia (NIMH), Dự án Lưu vực Dịch tễ (ECA) và Nghiên cứu các bệnh phức hợp Quốc gia (NCS) tại Mỹ, ước tính rằng tỷ lệ mắc Rối loạn lưỡng cực là từ 0.8% đến 1.6%. Không có sự chênh lệch nhiều giữa hai giới (tỉ lệ 1.3 nam : 1 nữ) và bệnh này phát sinh sớm từ cuối lứa tuổi vị thành niên hoặc trước 30 tuổi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh này xuất hiện thường xuyên hơn ở các tầng lớp xã hội-kinh tế cao.
BẠN ĐANG ĐỌC
Depression (Trầm cảm)
RandomKhông có gì để nói ==" Chỉ là cái này cũng là copy --' Vẫn chưa có sự đồng ý của tác giả và người dịch. Mong các bạn thông cảm