Hai người ăn xong ngồi nghỉ một lát cho hồi sức, bầu không khí nhão nhoẹt hồng phấn xung quanh cả hai như có như không đập vào mắt người khác, mặc dù không làm ra những hành động gì thân mật nào.
Sau khi cảm thấy nghỉ ngơi đủ rồi lập tức đứng dậy đi tiếp. Lần này Trần Hoài và Út Sênh đi tới chỗ bán đồ chơi xem có gì đặc biệt không.
Út Sênh nhìn thấy một ông cụ hai tay thoăn thoắt làm tò he, chẳng mấy chốc đủ hình dạng được hiện ra dưới bằng tay nhăn nheo tài hoa. Ông cụ nặn rất nhiều, cắm thành hàng dài đủ loại sinh vật. Từ con thỏ, con vịt cho đến mười hai con giáp đều có cả. Con nào con nấy đều tinh xảo sinh động giống như thật. Thậm chí những bông hoa như hoa lê, hoa thược dược, hoa loa kèn... cũng được ông cụ bày bán.
Thật ra, ở chỗ nó nghề nặn tò he không được phổ biến, nhưng bởi vì có lần nhìn thấy ông Hùng mang về kể cho nó nghe nên nó mới biết. Nó nghe nói còn có thể ăn được cơ.
*Tò he:
Tò he (còn từng được gọi là con giống bột)[1] là một loại đồ chơi dân gian của trẻ em Việt Nam, có thể ăn được. Ngày nay, nặn tò he là một nét văn hóa dân gian ở các vùng quê Việt Nam, đặc biệt là Bắc Bộ. Nặn tò he xuất hiện tại miền Nam Việt Nam không rõ từ lúc nào nhưng có lẽ là do các nghệ nhân miền Bắc di cư vào Nam, tuy nhiên, mức độ phổ biến không bằng tại miền Bắc. Ban đầu, tò he là sản phẩm làm bằng bột dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phẩm này là "đồ chơi chim cò". Một số vùng tại miền Bắc, người ta còn gọi là "con bánh" vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi chùa dâng cúng. Sản phẩm này có màu sắc tương đối giống đồ thực và có pha thêm chút đường nên có thể ăn được. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh "tò te" thế nên có lẽ người ta gọi là "tò te", sau này nói trại thành "tò he".
Nguồn: Wikipedia
YOU ARE READING
Trong Phòng Cậu Hai Có Đoá Hồng
RomansaCậu Hai mê mẩn thằng người làm ở trong nhà, suốt ngày chăm chăm tìm cách sờ mó con nhà người ta. ------ Thế giới giả tưởng. Thế giới giả tưởng. Thế giới giả tưởng. Điều quan trọng phải nhắc 3 lần=)))) Truyện được lấy bối cảnh vào thế kỷ 20 của...