Chương 6

250 18 0
                                    

Sau khi Lưu sư gia rời đi, phòng nhỏ của Thôi Tiếp đón càng nhiều vị khách tới thăm.

Cậu dùng thân phận con trai của Lang trung bộ Hộ, nghĩa sĩ giúp đỡ Cẩm y vệ vây bắt tặc nhân ở nhờ trong quán trọ, dù sao thì Tri châu cũng đã phái người tâm phúc đến thăm cậu, không quản vì lý do gì, quan lại địa phương từ trên xuống dưới thậm chí là danh gia vọng tộc địa phương, có thể đến thì đến, không thể đến thì tặng quà. Nằm trong nhà trọ mỗi ngày nhìn người đến kẻ đi, không khác gì siêu sao thời hiện đại nằm viện được phóng viên và truyền thông đập cửa xông đến, kẻ trước người sau đều muốn phỏng vấn quay phim.

Đương nhiên là, tất cả mọi người cực kỳ ăn ý quên đi cái mông của cậu là do cha đánh nát, coi toàn bộ vết thương trên người cậu là vì bắt tặc nhân mới bị thương.

Trước khi tới những người này đều đã được Lưu sư gia nhắc nhở, chưa bao giờ nói những thứ liên quan đến Bát Cổ văn chương*, thơ từ ca phú, lúc gặp mặt khen cậu vài câu "Phong tư tài mạo" "văn võ toàn tài" là chuyển sang nói chuyện về phong tục tập quán địa phương, đưa tặng mấy bản sách ca từ mới in của Vĩnh Thuận Đường. Thôi Tiếp cố vắt hết óc học kiểu nói chuyện của người nhà Minh, còn chỗ nào không hiểu thì giả vờ tai điếc, hỏi đến người nhà thì cúi đầu chảy nước mắt để Phụng Nghiễn đau lòng sẽ trả lời hộ cậu, may cũng không lộ quá nhiều sơ hở.

Ứng phó xong đám khách này, cậu còn phải giả vờ thương nhớ cuộc sống với cha mẹ trong Kinh, chầm chậm từ những lời nói khách sáo của cha con Phụng Nghiễn biết được cách mình qua lại với bạn bè người thân.

Phủng Nghiễn cực kỳ nhẹ dạ, chỉ cần cậu than ngắn thở dài nói nhớ nhà nhớ cha nhớ mẹ là sẽ nói hết với cậu tin tức trong Kinh mà thằng bé biết; mà Thôi Nguyên đã hầu hạ phụ thân cậu từ nhỏ, cực quen với chuyện cha chú dòng tộc, khi thay thuốc cho cậu cũng hay than thở " Nếu mà phu nhân còn sống " sẽ thế này thì sẽ thế nọ.

Trải qua khoảng mười ngày đấu tranh gian khổ, cuối cùng cậu cũng moi được rõ ràng quan hệ gia đình của nguyên chủ.

Tổ tiên Thôi gia ở thời Vĩnh Lạc là một trong những gia tộc bị ép dời phương Nam lên Bắc Trực* sinh sống, cụ Thôi cũng là người giỏi trồng trọt buôn bán, cố gắng làm ăn mua được hơn mười khoảnh ruộng tốt. Đến đời ông cậu thì sinh được đứa con học hành thông minh là Thôi Các, vì mong ông có cơ hội học hành tốt hơn nên để ruộng vườn cho người khác thuê, mang theo vợ con chuyển tới Thiên An.

Năm Thôi Các mười tám tuổi đã cưới được con gái của một vị Thiên hộ có thực quyền họ Lưu, Lưu phu nhân mặc dù sinh trong nhà võ biền mà con người lại vô cùng phong nhã, có thể cùng phu quân viết văn làm thơ. Sau khi kết hôn, đường công danh của Thôi Các rộng mở thênh thang, năm thứ hai đời Thành Hoá thi đậu Tiến sĩ, được vào Kinh làm quan, liền đưa cha mẹ vợ con chuyển lên Đô thành, nhà cũ trong huyện để lại cho một vị đồng sinh mở lớp dạy học thuê.

Chẳng may ông đường quan thuận lợi mà việc nhà cứ không thông. Lão thái gia sau hai năm nên Kinh bị trúng gió; Lưu phu nhân thì thân thể quá yếu lại phải đi xa, mệt đến động thai, khó sinh mà mất; lão phu nhân vừa phải chăm sóc cho chồng vừa phải nuôi nấng cháu trai, không được mấy năm cũng mệt mỏi thành bệnh, không còn cách nào đành phải gửi Thôi Tiếp ra ngoài học tập, bản thân thì chỉ ở trong phòng ăn chay niệm phật dưỡng bệnh.

(Dịch) XUYÊN VỀ TRIỀU MINH THI KHOA CỬ- đang tiến hànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ