Chương 41

141 16 4
                                    


Thôi Tiếp thân là đệ tử thân truyền, hưởng chế độ chắc chắn khác với học sinh khác. Lâm tiên sinh giao bài cho học trò khác xong liền để họ tự tìm hiểu, một mình gọi cậu vào buồng trong, ông ngồi nghỉ trên giường sưởi bảo Thôi Tiếp xếp bằng ngồi nghe ông giảng bài riêng.

Giữa hai thầy trò đã sớm ngầm hiểu với nhau, mục đích học tập trên hết đều lấy đỗ kì thì làm chuẩn, bởi vậy lúc thường Thôi Tiếp cũng không hay học làm thơ nhiều: Chuyện viết văn ngâm thơ có nhiều sự khác biệt, câu thơ hay ở sự rõ ràng, còn làm văn lại cần đối âm đối từ ngôn ngữ càng uyển chuyển càng tốt. Nếu chẳng may học quá nhiều thơ từ của tài tử khác lại chỉ sợ ảnh hưởng lớn đến cấu trúc câu văn.

Lâm tiên sinh lấy ra "bài mở đầu" của cậu bảo rằng: "Câu chữ của con, còn may là biết vận dụng chương cú của thánh hiền, câu nào câu đó đều dùng điển cố, cũng coi như đi đúng đường đúng lối. Chỉ hiềm ta đọc câu văn của con còn chưa thật tự nhiên uyển chuyển, lại thắng được bởi mạch văn, giống như đang đi lại con đường cổ văn thời Đường Tống vậy.

"Nhưng cái thể bát cổ bây giờ đều là viết cho giám khảo xem. Nếu lỡ quan giám không thích cổ văn, sẽ thể không thích bài văn chất phác kiểu này. Cho nên những câu trọng điểm trong bài văn bát cổ con cần viết càng chau chuốt càng tốt, để lấy lại được ấn tượng tốt sau bài mở đầu vừa nãy."

Thôi Tiếp chăm chỉ ghi nhớ lại, thành thật thừa nhận rằng: "Học trò lúc vừa về huyện ta có nghe được huyện tôn đại nhân nói văn bát cổ vốn thoát ra tử cổ văn, mong con học thuộc ( Lục tiên sinh văn tập ) của Trâu Dương tử tiên sinh. Có thể con lỡ học thuộc nhiều quá, nên lúc viết bài mới có hơi hướng cổ văn."

Lâm tiên sinh nhàn nhạt hỏi: "Học mấy bài rồi?"

Cậu hơi cụp mi mắt, nhìn xuống trang giấy trắng như tuyết nói: "Đều đã học thuộc cả ạ."

( Lục tiên sinh văn tập ) tổng cộng 320 bài, cậu từ cuối tháng tám nhuận bắt đầu học, mỗi ngày dốc sức thuộc ba bài, sau mấy thàng này bài vở nhiều quá, mỗi ngày chỉ học được hai bài, vào kì nghỉ đông mới coi như thuộc hết. Không chỉ học thuộc suông, cậu còn dùng cả "đồ thị đường cong lãng quên"* để củng cố lại. Cả quá trình cũng chỉ có vài ngày phải học bài mới mà dừng lại, ban đêm trong đèn còn phải nhớ lại bài cũ, có những ngày đỉnh điểm cậu học thuộc tận mười mấy bài văn, cho đến giờ vẫn đều đặn một ngày ôn mười bài cũ.

Có những lúc ngồi thần người nhớ lại, cũng chẳng hiểu tại sao mình kiên trì được đến thế. Nhưng cậu cũng hiểu rằng dù có khó hơn cũng phải cố học, cố thuộc, bởi vì khoa của chính là con đường thênh thang nhất...Thậm chí là duy nhất mà cậu có thể đi.

Lâm tiên sinh mày khẽ dãn, thở dài nói: "Ta không ngờ được con có trí lớn nhường ấy. Học thuộc cổ văn cũng không phải đường sai, mở đề, tiếp đề nếu cần tinh tế, mạnh mẽ liền thành một mạch mà học theo văn chương người xưa cũng không phải không được. Nhưng quan trọng là trong văn bát cổ sử dụng câu đối yêu cầu nghiêm chỉnh, ngay ngắn, câu từ tuyển lựa, âm vần nhịp điệu phải cực chỉnh. Dùng cổ văn thì có chỗ tốt của cổ văn, văn bát cổ cũng có cái hay của nó, không muốn bài văn quá phổ thông thì kết hợp cả hai kiểu cũng là ý hay."

(Dịch) XUYÊN VỀ TRIỀU MINH THI KHOA CỬ- đang tiến hànhNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ