Tống Ý Thiên, tam công chúa Đoản Hoa Thuần Tĩnh Như Hoài Ngọc Khuê của Trịnh Quốc đại hôn.
Vốn dĩ Phán Quốc cầu hồn là đích công chúa Tống Hoài Ninh ngọc trân bảo quý, nổi danh với nhan sắc khuynh quốc khuynh thành, hoa nhường nguyệt thẹn hiếm có. Nhưng hoà thân là gì, là vì lý do chính trị mà bất đắc dĩ phải gả tới ngoại quốc, nói hay ho là qua hôn sự hai nước thắt chặt giao tình, thân càng thêm thân, giúp đỡ lẫn nhau và trở thành đồng minh trong chiến trận. Nhưng ai lại có thể không nhìn ra, hoà thân trước nay luôn luôn là kế hoãn binh tốt nhất, khi lực lượng hai nước đang ở thế cân bằng, cục diện căng thẳng nhưng không thể tuỳ tiện động binh, mà công chúa hoà thân cũng theo đó trở thành một công cụ quyền lực của mẫu quốc, nếu đắc sủng thì ở bên cạnh khuyên nhủ bậc quân vương, còn không thì cũng có thể truyền đạt tình hình tới mẫu quốc. Nhưng nếu thật sự xảy ra chiến sự, lưỡng hổ tranh hùng, vị công chúa tôn quý kia ắt sẽ trở thành con tin hữu dụng kìm hãm Trịnh Quốc động binh đao.
Cái thân phận ấy tưởng chừng cao quý, thế nhưng lại chẳng khác nào một con tốt trên bàn cờ chính trị của quốc gia. Liệu Trịnh vương lại nỡ mạo hiểm, đem đích công chúa tôn quý vạn phần, ngày ngày luôn được phụ vương cưng chiều, mẫu hậu yêu thương mà gả tới Phán Quốc? Liệu Trịnh vương có chấp nhận cái rủi ro bị uy hiếp bởi chính tính mạng của ái nữ hay không? Đương nhiên là không cần phải nói, rốt quộc củ khoai nóng bỏng tay đó không sớm thì muộn cũng sẽ bị ném đi. Mà cũng không cần phải nói, rốt cuộc Trịnh Vương cũng đã nghĩ ra phải ném củ khoai đó vào tay tam công chúa Tống Ý Thiên.
Tam công chúa là con gái của Thương Hiền phi. Vốn là một trong những đệ nhất sủng phi của Trịnh vương với gia thế hiển hách cùng dung nhan kiểu diễm tột cùng, lại thêm thánh sủng của hoàng đế nên khi Hiền phi mang thai vinh hiển dồi dào để đâu cho hết. Khi ấy, Khâm thiên giám bỗng phát hiện điềm lạ, ấy là chòm Thịnh Nan vốn là điềm báo có nam tử con rồng đột nhiên sáng trưng bất thường rồi vụt qua hạ ở ngay phía đông cung cấm, mà nơi ấy vốn là Nguyệt Ánh cung của Hiền phi và Tường Uý cung của Cẩn quý cơ cũng vừa hay mang long thai. Nhưng cái thai của Cẩn quý cơ lúc ấy mới được hơn 1 tháng chưa ai hay, ngay cả chính nàng ta lúc ấy cũng chưa nhận thấy, cho tới tận khi sảy thai, Hiền phi bụng to qua thăm mới phát giác. Lúc ấy nghiễm nhiên theo lời của Khâm thiên giám, cái thai của Hiền phi nương nương sẽ là hoàng tử, ngay cả thái ý cũng nói rằng đó là một nam thai, khiến Trịnh vương cũng không muốn truy cứu vụ việc sảy thai của Cẩn quý cơ coi như xung đức cho hoàng tử sắp ra đời. Hôm Hiền phi hạ sinh long duệ, trời đang đêm bỗng nhiên bừng sáng, mặt trăng loé sáng rạng ngời chưa từng thấy, và tam công chúa đã ra đời thay vì tứ hoàng tử đang được cả hoàng cung hoài công mong ngóng.
Tam công chúa ra đời, là một nữ nhi không phải nam tử, toàn bộ sủng ái của Hiền phi trước đấy đều trở thành dĩ vãng, không hiểu thế nào, cục thượng cung khi lật lại sổ sách đã phát hiện ra rằng, những thức ăn do cung Hiền phi mang tới cho Cẩn quý cơ đều được ướp qua lá chuối non*, thế là Thương Băng Di từ một Hiền phi ân sủng vô ngần, cao cao tại thượng, cùng Đức phi đứng đầu các phi tần bỗng chốc mang tội lừa dối quân vương, tàn hại long duệ, ban lụa trắng. Tam công chúa cũng vì thế mà trở thành một cái bóng vô hình trong hậu cung bạt ngàn giai lệ của Trịnh Quốc.
(*)Lá chuối non: là chuối có tính hàn, thường được đông y dùng làm một vị thuốc trị chứng hoả vượng, tiêu tan máu đông. Thai phụ không nên dùng quá nhiều đồ ướp lá chuối nếu không sẽ dẫn tới việc sẩy thai.
BẠN ĐANG ĐỌC
Tịch Mịch Thâm Cung Phi Đề-Cung đấu lãng mạn
RomanceDòng chảy thời gian dệt nên năm tháng Dùng năm tháng để dệt nên cuộc đời Tứ quốc tứ hải giang sơn trùng điệp, những cuộc đời cứ như vậy được bàn tay số mệnh đan vào với nhau Một khi đã bắt nối nhau tại một điểm Tan hợp phân ly, chẳng còn gì phải luy...