Để đeo đuổi chân lý của cuộc sống như một con sói, việc đặt ra mục tiêu là rất quan trọng. Khi đặt ra mục tiêu, bạn cần phải nhớ một điều: trong quá trình thực hiện mục tiêu của mình, sự đề cao bản thân còn quan trọng hơn việc thực hiện mục tiêu.
Người quản lý thành công là phải lấy việc thực hiện mục tiêu làm phương hướng. Khi chúng ta đặt ra mục tiêu, chúng ta phải xác định một số nguyên tắc dưới đây:
Thứ nhất, mục tiêu phải là của chúng ta. Mục tiêu của chính mình thì phải do chính mình đặt ra. Bản thân của bạn sẽ là nguồn động lực để thực hiện mục tiêu đó.
Thứ hai, mục tiêu cần phải phù hợp với thực tế. Mục tiêu phù hợp với thực tế tức là mục tiêu đó phải có khả năng thành công. Nhưng mục tiêu phù hợp với thực tế không có nghĩa là nên hạ thấp mục tiêu hoặc đặt ra những mục tiêu dễ dàng đạt được. Một mục tiêu không dễ đạt được mới có tính khiêu chiến thực sự đối với người đeo đuổi mục tiêu. Có nghĩa là, mục tiêu phải có độ khó tương xứng và có khả năng sẽ đạt được. Vì vậy, khi bạn đặt ra mục tiêu, bạn cần phải làm cho nó trở thành thứ mà bạn muốn đeo đuổi và có thể đeo đuổi được.
Thứ ba, mục tiêu cần phải cụ thể và có thể đánh giá được. Mục tiêu không rõ ràng sẽ rất khó trở thành kim chỉ nam đề hành động.
Thứ tư, mục tiêu cần phải có thời hạn. Bất cứ một mục tiêu nào cũng cần phải được vạch rõ thời hạn hoàn thành. Nguyên nhân là:
1. Nếu không vạch rõ thời hạn để đạt được mục tiêu thì chúng ta rất dễ có thái độ lần lữa, làm cho việc thực hiện mục tiêu trở nên xa xôi.
2. Vạch rõ thời hạn đạt được mục tiêu sẽ giúp chúng ta vạch ra cương lĩnh hoạt động.
Thứ năm, giữa các mục tiêu phải có sự phối hợp nhịp nhàng. Khi đeo đuổi cùng lúc nhiều mục tiêu, chúng ta cần phải giải quyết mâu thuẫn hoặc các xung đột giữa các mục tiêu trước, để tránh trường hợp các thành quả đạt được sẽ triệt tiêu lẫn nhau hoặc trở thành công dã tràng.
Chúng ta hãy xem lại những trình tự lập ra mục tiêu:
1. Xác định điểm xuất phát.
2. Đề ra mục tiêu rõ ràng.
3. Chia nhỏ mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ dễ nhớ.
4. Đặt ra thời gian hoàn thành.
5. Đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu.
6. Hãy tự chúc mừng mình.
Trước khi chúng ta phân tích từng trình tự trên, hãy xem câu chuyện dưới đây:
Một cô nữ sinh trung học 18 tuổi đã từng được xem một bộ phim kể về tháp sắt Pari ở nước Pháp. Cô có ấn tượng rất sâu sắc về bộ phim này. Cô bèn tự hứa với mình rằng khi nào tốt nghiệp, cô sẽ đến Pari ngắm ngọn tháp này. Giấc mơ của cô thời trung học sắp sửa thành hiện thực.Kết quả là sau khi tốt nghiệp trung học, cô lại bận rộn với việc thi đại học. Suốt bốn năm đại học, cô luôn tự hứa sau khi tốt nghiệp đại học, cô phải đi một chuyến. Bốn năm đại học trôi qua nhanh chóng, nhưng ước mơ của cô vẫn chưa thực hiện được. Sau khi tốt nghiệp đại học, cô lại nôn nóng muốn tìm một công việc ổn định. Khi đi tìm việc, cô lại nói chờ khi công việc ổn định, cô sẽ đến Pari. Nhưng sau khi công việc ổn định, cô bắt đầu yêu đương. Khi yêu, cô lại đặt ra một lời hứa, sau khi kết hôn, cô nhất định sẽ đi Pari một chuyến. Kết quả là sau khi kết hôn, vấn đề cơm áo gạo tiền và việc mang thai nên cô lại nghĩ chờ đến khi sinh con xong, cô sẽ đi Pari. Nhưng sau khi sinh con, mục tiêu của cô cũng thay đổi. Cô bắt đầu bận rộn với việc chăm sóc chồng con và lo toan việc gia đình.
BẠN ĐANG ĐỌC
Phép Tắc Của Loài Sói
AdventurePhép tắc sinh tồn của kẻ mạnh; Dũng cảm, cô độc, đoàn kết, tàn khốc là thế giới của loài sói; Trong thế giới này, không có đúng, không có sai, chỉ có thành công; Không có chính nghĩa, không có tội ác, chỉ có mục đích duy nhất: sinh tồn.